Ban đầu câu trên xuất phát từ một thành ngữ ngắn gọn: nhất tự sư (一字师/一字師), có nguồn gốc từ hai giả thuyết:
1. Khởi nguồn từ bài thơ Tảo mai (早梅) của Tề Kỷ thời nhà Đường. Tề Kỷ là một nhà sư, tên thật là Hồ Đức Sinh. Ông rất thích làm thơ, có nhiều bài tuyệt tác. Ông chơi thân với Trịnh Cốc, cũng là một thi nhân.
Bạn đang xem: Lắt léo chữ nghĩa: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Xem thêm : Đâu mới là đồng tiền giá trị nhất thế giới?
Hôm nọ, Tề Kỷ khoe bài Tảo mai (Hoa nở sớm) với Trịnh Cốc, trong đó có câu Tiền thôn thâm tuyết lý, tạc dạ sổ chi khai (前村深雪里, 昨夜数枝开), nghĩa là “Thôn trước chìm sâu trong tuyết, đêm qua vài cành hoa nở”. Trịnh Cốc cho rằng nếu đã “vài cành” (sổ chi) thì không còn sớm nữa, cần sửa lại là “một cành” (nhất chi). Tề Kỷ gật gù khen hay, công nhận Trịnh Cốc là nhất tự sư (thầy dạy một chữ). Xưa nay thành ngữ này dùng để chỉ dù sửa một chữ sai hay một chữ kém trong bài thơ cũng có thể làm thầy. Nhất tự sư còn nói về người giỏi văn thơ, có chí học rộng, dù biết hơn mình một chữ cũng có thể làm thầy.
2. Vào thời nhà Nguyên, thi tăng Tát Thiên Tích có 2 câu thơ nổi tiếng: Địa thấp yếm văn Thiên Trúc vũ, Nguyệt minh lai thính Cảnh Dương chung (地濕厭聞天竺雨, 月明來聽景陽鍾), nghĩa là “Đất ẩm ướt lắm rồi mà lại nghe mưa Thiên Trúc, Đêm trăng sáng chỉ muốn đến nghe chuông chùa Cảnh Dương”. Đây là 2 câu trong bài thơ Tống hân tiếu ẩn trụ Long Tường tự (送欣笑隐住龙翔寺) được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi nghe 2 câu trên, một ông già ở Sơn Đông đã đề nghị Tát Thiên Tích đổi chữ văn (聞: nghe) thành chữ khan (看: xem, ngắm). Thiên Tích hỏi tại sao phải đổi. Ông già đáp: “Đường nhân hữu lâm hạ lão tăng lai khan vũ” (Vào đời Đường, có vị tăng già trú dưới rừng ngắm mưa). Thiên Tích bái phục, cúi đầu tôn ông là nhất tự sư.
Xem thêm : Giải thích câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Ngoài ra, trong Hán ngữ còn có thành ngữ Nhất tự chi sư (一字之师), cũng có nghĩa tương tự, được sử dụng trong bộ sách Hạt lâm ngọc lộ (鹤林玉露), tập 13, của La Đại Kinh thời Nam Tống, trong Ngũ đại sử bổ (五代史补) của Đào Nhạc thời Bắc Tống và trong Phẩm hoa bảo giám (品花宝鉴) của Trần Sâm thời nhà Thanh.
Nhiều người cho rằng từ những thành ngữ trên, người Việt đã phát triển thành câu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tuy nhiên, theo chúng tôi, Nhất tự vi sư (一字為師) có khả năng là của Trung Quốc, vì đã từng xuất hiện trong bộ Trần Thị Liên Châu tập (陳氏聯珠集), quyển 10 của Thang Tín Đỗ (năm 1802). Ngoài ra, trong Hán ngữ còn có câu Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ (Một ngày cũng là thầy, suốt đời mới là cha). Chỉ có thành ngữ Bán tự vi sư (半字為師) mới có khả năng là của Việt Nam, kết hợp với thành ngữ Nhất tự vi sư của Trung Quốc để thành Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/04/2024 13:32
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…