Categories: Tổng hợp

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN

Published by
Video những cặp từ đồng nghĩa trong tiếng việt

1. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.

Ví dụ về từ đồng nghĩa:

  • bố-ba: đều chỉ người sinh thành ra mình

  • mẹ-má-mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình

  • chết-hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống

  • siêng năng-chăm chỉ-cần cù

  • lười biếng-lười nhác-biếng nhác

2. Phân loại từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa được chia thành hai loại chính là:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau

  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối): là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau.

Ví dụ:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn: đất nước-non sông-non nước-tổ quốc, bố-ba, mẹ-má, xe lửa-tàu hỏa, con lợn-con heo

  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: chết-hy sinh-quyên sinh, cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô

Phân tích sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa không hoàn toàn:

Chết-mất-hy sinh-quyên sinh: “Chết” là cách nói bình thường, “mất” là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn, “quyên sinh” là cái chết chủ động, có mục đích, tự tìm đến cái chết.

Cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô: đều chỉ trạng thái của sóng biển, nhưng “cuồn cuộn” thể hiện sự dồn dập, mạnh mẽ, hết lớp này đến lớp khác, “lăn tăn” là những gợn sóng nhỏ, trong khi “nhấp nhô” là những đợt sóng nhô lên cao hơn những đợt sóng xung quanh, hết lớp này đến lớp khác.

Hiền hòa-hiền lành-hiền từ-hiền hậu: “hiền hòa” thường dùng để chỉ tính chất của sự vật (ví dụ dòng sông hiền hòa), “hiền lành” chỉ tính cách của con người, hiền và tốt bụng, không có ý gây hại cho bất kì ai, “hiền từ” thể hiện lòng tốt và tính thương người, “hiền hậu” là hiền lành và nhân hậu.

3. Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.

Ví dụ:

  • Cao-thấp

  • Béo-gầy

  • Giàu-nghèo

  • Chăm chỉ-lười biếng

  • Mặn-nhạt

  • giỏi giang-kém cỏi

  • thuận lợi-Khó khăn

  • đoàn kết-chia rẽ

  • nhanh nhẹn-chậm chạp

  • sáng sủa-tối tăm

  • hiền lành-dữ tợn

  • nhỏ bé-to lớn

  • thật thà-dối trá

  • nông cạn-thâm sâu

  • cao thượng-hèn kém

  • vui vẻ-buồn bã

Từ trái nghĩa cũng được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

  • Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn trái ngược với nhau trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: sống-chết, cao-thấp,..

  • Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ sẽ trái với nhau trong những trường hợp nhất định chứ không phải lúc nào cũng có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: cao chót vót-sâu thăm thẳm (“cao” không hẳn trái nghĩa với “sâu” nhưng trong trường hợp này “cao chót vót” được coi là trái nghĩa với “sâu thăm thẳm” )

4. Phân biệt từ đồng nghĩa, đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong khi từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa giống nhau hoặc tương đương nhau.

Ví dụ về từ đồng âm:

Ví dụ 1:

  • Mua miếng đất này sẽ mang lại nhiều lợi ích đấy => Lợi trong “lợi ích” là những điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó

  • Bạn tôi bị viêm lợi nên phải đi khám bác sĩ. => Lợi trong “răng lợi” là phần thịt bao quanh chân răng.

5. Phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, có mối liên hệ với nghĩa gốc.

Ví dụ: Từ ăn

  • Ăn cơm: nghĩa gốc, hành động đưa thức ăn vào cơ thể để duy trì sự sống

  • Ăn cưới: đi tham dự lễ cưới và ăn uống nhân dịp lễ cưới

  • Ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên đẹp hơn trong tấm ảnh

  • Ăn khách: “bộ phim ăn khách”, thể hiện sự thu hút, hấp dẫn của một tác phẩm nào đó.

6. Bài tập về từ đồng nghĩa

Bài tập 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ dưới đây

  1. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến)

  2. Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì

(Cung oán ngâm khúc_Nguyễn Gia Thiều)

  1. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi

(Mùa xuân chín_Hàn Mặc Tử)

  1. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

( Chinh Phụ ngâm_Đặng Trần Côn)

  1. Dường như chưa có buổi chiều nào

Xanh như buổi chiều nay, xanh ngút mắt

(Ở giữa cây với nền trời_Thi hoàng)

  1. Màu xanh lại càng tươi càng mát

Màu xanh bình yên, màu xanh bát ngát

Ôi ! màu xanh thăm thẳm của hồn ta

Việt Nam ! Việt Nam, màu xanh hát ca…

( Màu tôi yêu_ Tố Hữu)

  1. Tháng Tám mùa thu xanh thẳm (Tố Hữu)

  2. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc (Chế Lan Viên)

  3. Suối dài xanh mướt nương ngô (Tố Hữu)

Đáp án:

Màu xanh trong những câu thơ trên như: xanh ngắt, xanh tươi, xanh rì, xanh xanh, xanh ngút mắt, xanh bát ngát, xanh thẳm, xanh biếc, xanh mướt, là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Mỗi từ “xanh” trong mỗi câu thơ, lại có sắc thái biểu cảm khác nhau, cụ thể:

  1. xanh ngắt: xanh thuần một màu trên diện rộng, màu đậm, dày hơn những màu xanh thông thường

  2. xanh rì: màu xanh đậm và đều màu, thường dùng để miêu tả màu của cỏ cây rậm rạp

  3. xanh tươi: màu xanh tươi tốt, tràn đầy sức sống

  4. xanh xanh: màu xanh trải dài

  5. xanh ngút: màu xanh vươn lên cao

  6. xanh bát ngát: màu xanh trải dài và trên diện rộng,

  7. xanh thẳm: một màu xanh tươi đằm thắm

  8. Xanh biếc: xanh lam đậm và tươi ánh lên

  9. xanh mướt: màu xanh tươi mỡ màng

Bài tập 2: Tìm lỗi sai trong những câu sau và tìm từ thay thế phù hợp

  1. Mấy cây phượng trên phố nở hoa đỏ ửng

  2. Dòng sông quê em chảy rất hiền lành

  3. Mùa xuân về, cây cối đều sinh thành nảy nở.

Đáp án:

  1. Thay từ đỏ ửng = đỏ chói, đỏ rực. Tù “đỏ ửng” gợi sắc thái đỏ hồng lên, trông dịu nhẹ, gây cảm giác ưa nhìn, thường dùng để miêu tả đôi má hồng. Trong khi từ đỏ rực, đỏ chói, thể hiện sự rực lên, đỏ rực rỡ đến chói mắt.

  2. Thay từ hiền lành = hiền hòa. Từ hiền lành thường được sử dụng để miêu tả tính cách con người trong khi từ hiền hòa thường dùng để chỉ sự vật, với con sông để diễn tả dòng chảy nhẹ nhàng.

  3. sinh thành= sinh sôi. Sinh thành thường dùng cho con người. Sinh sôi nảy nở dùng cho cây cối, sự vật.

Bài tập 3: Chọn đáp án trắc nghiệm đúng

Câu 1. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ hạnh phúc:

A. Sung sướng

B. Toại nguyện

C. Phúc hậu

D. Giàu có

Câu 2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

A. Cầm.

B. Nắm

C. Cõng.

D. Xách.

Câu 3. Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?

a. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.

b. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.

c. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân.

d. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.

Câu 4. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?

A. phang

B. đấm

C. đá

D. vỗ

Câu 5: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:

A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc

B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.

C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.

D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.

Câu 6: Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

A. quyền công dân

B. quyền hạn

C. quyền thế

D. quyền hành

Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ gọn gàng?

A. ngăn nắp

B. lộn xộn

C. bừa bãi

D. cẩu thả

Câu 8: Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trẻ em?

A. Cây bút trẻ

B. Trẻ con

C. Trẻ măng

D. trẻ trung

Câu 9: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?

A. Thái bình, thanh thản, lặng yên.

B. Bình yên, thái bình, hiền hoà.

C. Thái bình, bình thản, yên tĩnh.

D. Bình yên, thái bình, thanh bình.

Câu 10: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

A. Leo – chạy

B. Chịu đựng – rèn luyện

C. Luyện tập – rèn luyện

D. Đứng – ngồi

Đáp án:

  1. A

  2. C

  3. C

  4. A

  5. C

  6. A

  7. A

  8. B

  9. D

  10. C

Như vậy, trên đây là tổng hợp kiến thức lí thuyết và bài tập thực hành về từ đồng nghĩa trong tiếng Việt. Cần nắm vững kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để có thể sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo và chuẩn xác.

>> Xem thêm ngay:

  • Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt
  • Từ láy là gì, tác dụng của từ láy, phân biệt từ láy và từ ghép

This post was last modified on 12/01/2024 14:13

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago