Theo quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống tham nhũng mới có hiệu lực từ 01/7/2019, người có chức vụ, quyền hạn phải chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại một số vị trí liên quan đến:
– Công tác tổ chức cán bộ;
Bạn đang xem: 5 trường hợp công chức chưa phải chuyển đổi vị trí công tác
– Quản lý tài chính công, tài sản công đầu tư công;
– Tiếp xúc trực tiếp và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác;
Không chỉ vậy, những người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng phải chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng (Điều 24 Luật Phòng chống tham nhũng).
Do đó, có thể thấy, không chỉ riêng người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí như trên mà kể cả những người không giữ chức vụ, quản lý, lãnh đạo cũng phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Trong đó, khoản 2 Điều 25 Luật này nêu rõ:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm – 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực
Xem thêm : 1999 hợp màu gì? Tuổi mão hợp với điện thoại màu gì?
Theo quy định này, tùy vào từng ngành, lĩnh vực khác nhau mà thời hạn chuyển đổi sẽ khác nhau nhưng không thấp hơn 02 năm và tối đa không quá 05 năm.
Đặc biệt, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định. (khoản 1 Điều 36 Nghị định 59/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, việc chuyển đổi này phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đơn vị.
Không chỉ vậy còn không được lợi dụng việc chuyển đổi vị trí công tác vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức mà phải được thực hiện theo kế hoạch cũng như phải công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên, công chức ở một số vị trí nhất định phải định kỳ chuyển đổi công tác thời hạn từ 2 – 5 năm để phòng, chống tham nhũng.
Mặc dù việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc phòng chống tham nhũng nhưng không phải trường hợp nào cũng phải chuyển đổi.
Theo đó, tùy vào từng ngành, lĩnh vực nêu tại phụ lục Nghị định 59 mà thực hiện chuyển đổi vị trí công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công, theo dõi, phụ trách, quản lý…
Điều 38 Nghị định 59 liệt kê một số trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, gồm:
Xem thêm : Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh tươi lâu
– Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật; Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử;
– Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);
– Người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên;
– Người đang biệt phái;
– Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; Nam giới đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Đặc biệt, người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ không phải chuyển đổi vị trí công tác.
Như vậy, sẽ chỉ có 05 trường hợp nêu trên chưa phải chuyển đổi vị trí công tác và chỉ có duy nhất một trường hợp không phải chuyển đổi vị trí công tác.
>> Cán bộ bắt buộc phải định kỳ luân chuyển công tác?
Nguyễn Hương
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/04/2024 20:34
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024