Categories: Tổng hợp

Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện để đăng ký hộ khẩu

Published by

Hộ khẩu thường trú là gì? Hộ khẩu thường trú hiện nay không còn là khái niệm xa lạ đối với người Việt Nam, nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể hiểu đúng và đầy đủ về thuật ngữ này. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về thuật ngữ “hộ khẩu thường trú” và điều kiện để đăng ký hộ khẩu.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.

Hộ khẩu thường trú là gì?

Hộ khẩu thường trú là gì? Hộ khẩu thường trú (gọi tắt là sổ hộ khẩu) là một loại hình sổ do các cơ quan công an cấp cho các hộ gia đình, với mục đích ghi chép và công nhận những thông tin xác thực về các thành viên trong gia đình. Sổ hộ khẩu nêu rõ thông tin đầy đủ của mỗi cá nhân như họ tên, nghề nghiệp, quê quán, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký thường trú,… Đặc biệt, sổ hộ khẩu rất quan trọng bởi quyển sổ này liên quan trực tiếp đến nhiều quyền lợi cơ bản của công dân như: quyền về nhà ở, ruộng đất, học tập của con em,…

Trong hộ khẩu thường trú quy định rõ một cá nhân giữ vai trò chủ hộ, có trách nhiệm quản lý gia đình. Thêm vào đó, con cái được sinh ra sau khi lập sổ hộ khẩu sẽ được nhập hộ khẩu, ghi thông tin đầy đủ vào sổ hộ khẩu của gia đình. Mỗi gia đình được cấp 1 quyển sổ hộ khẩu. Nếu không may bị mất sổ, chủ hộ cần đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý để xin cấp lại.

Hình ảnh hộ khẩu thường trú (màu đỏ)

Số sổ hộ khẩu hay mã số sổ hộ khẩu là dãy số định danh trong mọi cuốn sổ hộ khẩu đều được in rõ. Mỗi sổ hộ khẩu đều được gắn với một dãy số nhằm để cơ quan chức năng kiểm soát được số lượng và thông tin về các thành viên trong gia đình. Số sổ hộ khẩu được ghi phía mặt ngoài hoặc trong bìa, kế bên trang số 1 của hộ khẩu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những điều cần biết

Điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú

Điều kiện để công dân có thể đăng ký hộ khẩu là gì? Theo thông tin từ Luật Cư trú 2020, điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú được nhà nước quy định cụ thể như sau:

  • Những công dân Việt Nam có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của bản thân tại địa điểm muốn đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Đối với trường hợp công dân Việt Nam có chỗ ở hợp pháp song không thuộc quyền sở hữu của bản thân, công dân phải nhận được sự đồng ý của chủ hộ hoặc người sở hữu chỗ ở đó rồi mới được đăng ký thường trú.
  • Công dân có thể đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động nếu công dân là chủ nhân phương tiện hay nhận được sự đồng ý của chủ nhân phương tiện. Trong trường hợp này, phương tiện cần được đăng ký đăng kiểm tại các cơ quan có thẩm quyền.
  • Đăng ký hộ khẩu thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo các điều kiện như sau:
  1. Người đăng ký thường trú là đối tượng đại diện cho cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
  2. Người đăng ký thường trú nhận được sự đồng ý từ cơ quan quản lý, người đại diện của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cho đăng ký thường trú.

Hộ khẩu thường trú là gì? Các thủ tục để đăng ký hộ khẩu

Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú gồm những gì?

Để đăng ký làm sổ hộ khẩu, mỗi cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công dân khi làm sổ cần cung cấp cho cán bộ đầy đủ các giấy tờ như sau:

  • Phiếu báo thay đổi sổ hộ khẩu, thông tin nhân khẩu
  • Bản khai nhân khẩu theo mẫu
  • Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp được yêu cầu phải cấp giấy chuyển khẩu)
  • Giấy tờ chứng minh được đây là chỗ ở hợp pháp

Quy trình đăng ký hộ khẩu thường trú

Để đăng ký hộ khẩu thường trú, công dân cần tuân thủ theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo các mục như trên

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ mang nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan Công an xã, thị trấn, phường nơi mình sinh sống. Đối với trường hợp địa phương đó không có đơn vị hành chính cấp xã, công dân sẽ nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú của công dân, cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ có thiếu sót giấy tờ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo lại cho công dân muốn đăng ký thường trú bổ sung những danh mục còn thiếu. Sau đó, cơ quan sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho công dân.

Bước 3: Nộp lệ phí

Công dân đăng ký thường trú có nghĩa vụ đóng lệ phí đăng ký thường trú theo như quy định của pháp luật.

Bước 4: Nhận kết quả

Công dân sẽ nhận được kết quả chậm nhất sau khoảng 07 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú chịu trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về địa chỉ thường trú mới của công dân vào cơ sở dữ liệu cư trú, sau đó thông báo cho người đăng ký.

Hình ảnh mẫu sổ hộ khẩu sau khi hoàn thiện và trao đến cho công dân như sau:

Hình ảnh mẫu sổ hộ khẩu

Đăng ký hộ khẩu thường trú cần lưu ý những điều gì?

Những điều cần lưu ý khi đăng ký sổ hộ khẩu là gì? Theo Điều 24 Luật cư trú năm 2020, 03 trường hợp công dân sẽ bị xóa đăng ký thường trú bao gồm:

  • Công dân đăng ký thường trú qua đời hay có quyết định của Tòa án tuyên bố đã mất tích.
  • Cá nhân quyết định sang nước ngoài định cư đã hủy bỏ đăng ký thường trú theo quy định.
  • Công dân vắng mặt liên tục tại địa chỉ thường trú từ khoảng 12 tháng trở lên, không đăng ký tạm trú tại nơi khác hay không khai báo tạm vắng sẽ bị xóa đăng ký thường trú.

Kể từ ngày 01/7/2020, nhà nước Việt Nam đã bổ sung thêm nhiều trường hợp công dân bị hạn chế quyền đăng ký hộ khẩu thường trú như sau: công dân bị cách ly do có nguy cơ truyền nhiễm bệnh dịch cho cộng đồng, địa điểm khu vực cách ly, phục vụ công tác phòng – chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Ngoài ra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam cũng sẽ bị hạn chế.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020, từ năm 2021 trở đi, sổ hộ khẩu dạng giấy sẽ không được cấp nữa, thay vào đó, công dân sẽ chính thức sử dụng sổ hộ khẩu điện tử. Khi cá nhân, hộ gia đình bị mất, hỏng, rách sổ hộ khẩu hay nội dung trên sổ có sai sót, công dân vẫn có thể tiến hành làm thủ tục xin đổi, cấp lại sổ như bình thường.

Hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu mới bao gồm:

  • Sổ hộ khẩu (bị hư hỏng, rách, có sai sót);
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, số lượng nhân khẩu.
  • Công dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp xã để tiến hành giải quyết. Tuy nhiên, công dân sẽ không được cấp sổ hộ khẩu mới, cơ quan sẽ thu hồi sổ hộ khẩu cũ hỏng, rách, sai sót và cập nhật thông tin mới, chính xác vào Cơ sở dữ liệu cư trú.

Ngoài ra, hiện nay, khi hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số định danh. Mã số này sẽ xuất hiện trên thẻ căn cước, khi mua bán, làm các giao dịch, đăng ký ôtô, xe máy, khai sinh,… Từ nay, công dân sẽ không cần phải mang cả đống giấy tờ đi nữa, chỉ cần có tấm thẻ này để cán bộ kiểm tra, đối chiếu. Chỉ mất 18 giây, cán bộ sẽ kiểm tra ra kết quả dữ liệu về người đó.

Phương thức này đã thay đổi hoàn toàn cách quản lý trở nên hiện đại hơn, chuyển từ quản lý thủ công sang điện tử. Tuy nhiên thực tế không tồn tại việc bỏ sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Phương án của Chính phủ là áp dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin định danh của công dân thay vì quản lý sổ hộ khẩu bằng giấy tồn tại nhiều bất cập. Sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh thư vẫn còn nguyên giá trị sử dụng.

Như vậy, sổ hộ khẩu mới được tích hợp trên căn cước công dân của cá nhân. Khi công dân cần làm thủ tục, chỉ cần cầm thẻ căn cước đến cho các cán bộ có thẩm quyền kiểm tra, quẹt thẻ là hiện ra giấy tờ đầy đủ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết giá tính thuế trước bạ nhà đất

Hỏi – Đáp về đăng ký hộ khẩu thường trú

  • Địa chỉ thường trú ghi theo CMND hay sổ hộ khẩu?

Hộ khẩu thường trú là cơ sở phục vụ cho cơ quan đăng ký cấp chứng minh nhân nhân hay thẻ căn cước cho công dân. Bởi vậy, khi kê khai các giấy tờ có liên quan đến địa chỉ thường trú, địa chỉ trên hộ khẩu thường trú luôn được ưu tiên lựa chọn.

Do đó, khi ghi địa chỉ thường trú, công dân nên ghi theo địa chỉ trên sổ hộ khẩu thường trú thay vì ghi theo CMND.

  • Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay khác nhau như thế nào?

Chỗ ở hiện nay là địa chỉ lưu trú hiện tại của công dân tại thời điểm khai báo hay đăng ký (trên những giấy tờ có yêu cầu cung cấp thông tin chỗ ở hiện tại)

Công dân có thể thay đổi chỗ ở hiện tại liên tục theo nhu cầu, còn hộ khẩu thường trú chỉ được thay đổi trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là chuyển nhà (chuyển địa chỉ đến nơi ở mới và nơi ở đó thuộc sự sở hữu hợp pháp của công dân chuyển đến).

Bài viết đã giải đáp những thắc mắc cơ bản về hộ khẩu thường trú là gì và các thông tin, thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp mới hộ khẩu thường trú. Hy vọng người đọc có thể hiểu được và áp dụng những thông tin này trong những trường hợp cần thiết.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.

*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.

Nguồn: Tổng hợp.

This post was last modified on 19/01/2024 12:31

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

1 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

18 giờ ago