Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy khái quát lại các nội dung chính của Truyện Bánh chưng bánh giầy một cách ngắn gọn, giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản của bài học. Hi vọng bài tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy này sẽ hữu ích với quý thầy cô và các em học sinh trong việc soạn bài Bánh chưng bánh giầy.
Sự việc 1: Vua Hùng đã già, muốn tìm người tài để nối ngôi.Sự việc 2: Vua Hùng có 10 người con, không biết phải chọn ai, nên đã đưa ra thử thách.Sự việc 3: Các Lang ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm để làm hài lòng vua cha.Sự việc 4: Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất của Vua Hùng, chỉ có lúa gạo là nhiều, nên rất buồn phiền không biết lấy gì dâng lên vua cha.Sự việc 5: Thần hiển linh, mách bảo Lang Liêu lúa gạo là thứ quý giá nhất, và dạy anh làm bánh chưng, bánh giày.Sự việc 6: Bánh của Lang Liêu được vua cha chọn ra dâng lên cúng Tiên Vương và mời triều thần. Từ đó, Lang Liêu được nối ngôi vua cha
Bạn đang xem: Tóm tắt Bánh chưng bánh giầy (16 mẫu)
Sự việc 1: Vua Hùng muốn truyền người nối ngôi, nên đã đặt ra thử thách để lựa chọn người xứng đángSự việc 2: Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua chaSự việc 3: Lang Liêu được thần mách bảo, làm ra hai món bánh chưng và bánh dày
Sự việc 4: Bánh của Lang Liêu được vừa ý vua cha, được chọn để cúng tiên vương. Chàng được truyền ngôi báu.
Truyền thuyết kể về đời Vua Hùng thứ 7, khi ngài muốn chọn người nối ngôi của mình. Thử thách ngài đưa ra cho các con trai, là phải chuẩn bị một món ăn thật lạ, thật ý nghĩa vào ngày giỗ Tổ tiên. Các con trai của ngài ai cũng tìm kiếm đủ sơn hào hải vị, riêng chỉ có Lang Liêu vì hoàn cảnh khó khăn mà mãi chưa chọn được. May mắn, chàng được Thần báo mộng, chỉ cho cách làm hai món bánh thơm ngon và ý nghĩa là bánh chưng và bánh giầy. Nhờ đó, chàng được nối ngôi vua cha. Từ đó về sau, mỗi dịp Tết đến, người dân lại làm hai món bánh này dâng lên tổ tiên.
Truyền thuyết đã lý giải về nguồn gốc của 2 món bánh quen thuộc dịp Tết của dân tộc ta: bánh chưng và bánh giầy. Đây là hai loại bánh do thần báo mộng cho hoàng tử Lang Liêu, để chàng đem dâng lên vua cha. Nhờ hai món bánh đó, chàng vượt qua rất nhiều sơn hảo hải vị của những anh em khác, được Vua Hùng chọn để dâng lên bàn thờ Tổ Tiên. Cũng từ đó, hai loại bánh này trở thành món bánh không thể thiếu dịp Tết đến xuân về của nước ta.
Truyện lấy bối cảnh vào đời Hùng Vương thứ 7, khi vua cha đã già, muốn tìm người tài đức truyền ngôi. Trong cuộc thử tài đó, Lang Liêu may mắn được thần trợ giúp, chỉ cách làm nên bánh chưng, bánh giầy, nhờ vậy mà chiến thắng, lên ngôi vua. Cũng từ đó, hai món bánh đấy đã trở thành biểu trưng của món ăn truyền thống không thể thiếu được khi Tết đến xuân về của nước ta
Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, mượn sự kiện Vua Hùng thứ 7 tìm người nối ngôi, để giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này. Đồng thời qua đó, thể hiện sự đề cao sản xuất nông nghiệp, và lối sống tôn kính, biết ơn tổ tiên của nhân dân ta.
Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy được tác giả dân gian kể lại bằng một số chi tiết huyền ảo, hấp dẫn. Với bối cảnh vào đời Vua Hùng thứ 7, đức vua muốn truyền ngôi cho con, nên quyết định sẽ chọn ra người làm được món ăn ngon nhất lạ nhất để nối ngôi. Lang Liêu nhờ có tài, đức, được thần chỉ cho cách làm bánh chưng, bánh giầy vừa ngon lại ý nghĩa để dâng lên tổ tiên. Nhờ vậy, chàng được nối ngôi vua cha.
Bánh chưng bánh giầy là câu chuyện cổ tích kể về vua Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi lại cho người con vừa có đức vừa có tài, mà ông có đến 20 người con. Nhân lễ Tiêu Vương, vua Hùng truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai cũng háo hức thi nhau sắm cỗ lễ thật hậu thật ngon lạ để dâng lên tổ tiên, nhằm được vua Hùng truyền ngôi. Trong các con vua có Lang liêu là con thứ 18 là buồn nhất vì từ nhỏ mẹ mất nên chỉ làm việc đồng áng, không biết phải làm thế nào.
Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được vị thần mách bảo, chàng làm một loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo nặn hai thứ bánh, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất.
Xem thêm : Hướng dẫn cách đặt mua và nhập hàng từ 1688 về Việt Nam từ A-Z 2024
Đến ngày lễ, sau khi các anh đã dâng lễ vật đều không vừa ý vua, đến lượt Lang Liêu, vua cha vừa thấy bánh ngon lại ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về nhằm thể hiện thành kính đối với Tổ Tiên.
Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.
Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.
Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.
Truyện cổ tích bánh chưng bánh giầy kể về câu chuyện vua Hùng vương thứ sáu sau khi đánh dẹp bọn giặc xâm lược, bèn gọi các con đến họp đông đủ và truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.
Các con của vua Hùng ai cũng háo hức lên rừng xuống biển tìm thức ngon vật lạ chỉ mong được dâng lên bàn thờ tổ tiên và được vua hùng truyền ngôi cho. Lang liêu là hoàng tử thứ 18, mẹ mất sớm nên rất lo lắng chưa biết phải làm như thế nào, chọn gì để dâng lên vua cha.
Một hôm, đang nằm ngủ thì được một vị thần mách nước, bảo cho làm một loại bánh sau này được gọi là bánh chưng bánh giầy. Lang liêu bắt tay vào làm, đi tìm gạo nếp, lá gói ngoài tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ và gói thành bánh vuông. Xôi sau khi được giã nhuyễn được làm thành một chiếc bánh hình tròn. Hai chiếc bánh này một vuông một tròn tượng trưng cho trời đất.
Sau khi các anh của chàng dâng lên vua cha bao nhiêu của ngon vật lạ, tới lượt Lang Liêu, chàng dâng lên vua cha. Thấy lạ, vua cha hỏi lại và chàng kể lại sự tình, sau đó vì thấy bánh vừa ngon vừa ý nghĩa bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Sự tích bánh chưng bánh giầy ra đời từ đây.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
Hùng Vương đời thứ 6 có 20 người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.
Xem thêm : Uống rượu đỏ mặt và những nguy cơ ẩn chứa
Lang Liêu là người con thứ 18 của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất và hình tròn tượng trưng cho trời.
Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Vào đời vua Hùng thứ 6, khi nhà vua về già có ý muốn truyền lại ngôi cho người con vừa có đức lại vừa có tài nhưng ông lại có đến 20 người con trai. Để chọn ra người phù hợp trao ngai vàng nhất thì nhân lễ Tiêu Vương nhà vua truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ sẽ truyền cho người đó.
Khi các anh và các em háo hức đi tìm của ngon thức lạ thì Lang Liêu – người con thứ 18 từ nhỏ mất mẹ, làm việc đồng áng không biết phải làm thế nào để tìm ra của ngon thức lạ cúng Tiên vương.
Vào một đêm nằm mộng Lang Liêu được thần mách bảo rằng chàng hãy làm loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và nặn thành hai thứ bánh. Bánh tròn tượng trưng cho trời, bánh vuông tượng trưng cho đất.
Ngày lễ đến, tất cả các anh dâng lễ vật nhưng tất cả đều không vừa ý vua cha, đến lượt Lang Liêu dâng lễ. Vua cha thấy bánh vừa ngon lại ý nghĩa nên đã chọn làm lễ vật tế lễ và truyền lại ngôi vàng cho chàng. Kể từ đó việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam vào mỗi ngày lễ Tết, thể hiện thành kính với tổ tiên.
Ta là Lang Liêu, vốn thiệt thòi hơn so với các anh là khi ta còn nhỏ mẹ đã mất, hàng ngày phải lao động, trực tiếp làm các công việc đồng áng. Mà nay vua cha truyền lệnh tất cả 20 người anh em ta nếu ai tìm được món lạ về cúng lễ Tiên Vương thì sẽ được truyền lại ngôi vua. Các anh ai nấy cũng lên rừng, xuống biển tìm của ngon vật lạ, duy có ta thì chẳng biết làm tìm đâu ra của ngon vật lạ.
May sao đêm đó ta được thần về giúp đỡ, mách bảo ta làm hai loại bánh từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, nặn thành hình tròn tượng trưng cho thời, hình vuông tượng trưng cho đất. Ta lấy làm vui mừng vì tất thảy nguyên liệu đó đều có sẵn trong nhà. Sau đêm đó ta liền bắt tay vào thực hiện.
Cho đến ngày mang đến dâng lên vua cha, các món lạ mà các anh dâng lên đều làm vua cha không hài lòng. Đến lúc ta mang lễ vật vào, vua cha thấy bánh vừa ngon lại có ý nghĩa nên đã quyết định làm vật tế lễ và truyền lại ngôi vua cho ta.
–
Ngoài bài Tóm tắt Bánh chưng bánh giầy trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/03/2024 17:49
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…
Tử vi tháng 12/2024 Mậu Tuất: Không đột phá, nhiều rắc rối mới