Đối tượng nào dễ bị đỏ mặt khi uống rượu, bia?
Các nhà khoa học thống kê rằng có ít nhất 540 triệu người trên toàn thế giới bị thiếu hụt ALDH2. Người Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam thường có xu hướng bị đỏ mặt khi uống rượu bia. Ước tính khoảng 70% người Châu Á từng bị triệu chứng này sau khi uống rượu bia.
Người dễ đỏ mặt khi uống thức uống có cồn còn bị đỏ các vùng da khác, chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, tim đập nhanh, uống rượu ít có cảm giác “lâng lâng vui vẻ” hơn người bình thường.
Bạn đang xem: Uống rượu đỏ mặt và những nguy cơ ẩn chứa
Thực tế, hiện tượng mặt đỏ thường được gọi là “Sự giận dữ Châu Á”. Nguyên nhân có thể là do di truyền, từ bố hoặc cả bố và mẹ. Vậy uống rượu đỏ mặt có tốt không?
Uống rượu đỏ mặt có tốt không?
Nguyên nhân là cơ thể bạn đang chứa quá nhiều Acetaldehyde, đây là một chất độc nguy hiểm, nghiên cứu khẳng định Acetaldehyde gây ung thư. Khi rượu bia đi vào cơ thể, cồn sẽ được gan chuyển hoá thành Acetaldehyde. Thông thường, Acetaldehyde sẽ được chuyển hóa thành Acetate, là một chất an toàn hơn với người uống rượu bia.
Còn đối với người đỏ mặt khi uống rượu bia, gan của họ chuyển hoá cồn thành Acetaldehyde nhanh hơn người bình thường.
Nhưng gan của họ lại tốn nhiều thời gian chuyển hóa Acetaldehyde thành Acetate hơn người khác, khiến chất này tích tụ ngày càng nhanh và nhiều.
Xem thêm : Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu chi tiết nhất
Hậu quả của việc dư quá nhiều Acetaldehyde trong cơ thể khiến họ say rượu nặng hơn người không bị đỏ mặt, đồng thời gia tăng nguy cơ ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư gan…
Bị đỏ mặt khi uống rượu là yếu tố di truyền, người ta cho rằng nó bắt nguồn từ thời Hán – Trung Quốc, sau đó lan sang các nước khác. Ước tính hiện nay khoảng 1/3 dân số Châu Á bị chứng đỏ mặt khi uống rượu bia.
Ở trên đã phần nào giải đáp thắc mắc uống rượu đỏ mặt có tốt không. Mặc dù việc xả cồn này là không có hại, nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các rủi ro khác ảnh hưởng sức khỏe bao gồm:
- Bệnh gan
- Bệnh gout
- Một số bệnh ung thư
- Huyết áp cao
- Bệnh tim hoặc đột quỵ
- Suy giảm trí nhớ
- Các vấn đề liên quan đến tiêu hóa
- Nghiện rượu
Các nhà khoa học đã làm rõ câu hỏi uống rượu đỏ mặt có tốt không qua việc xem xét 1.763 đàn ông Hàn Quốc và phát hiện ra rằng “những người xả cồn” đã uống hơn 4 loại đồ uống có cồn/tuần có nguy cơ bị huyết áp cao hơn so với những người không uống rượu.
Nhưng “những người không xả cồn” có nhiều khả năng bị huyết áp cao nếu họ uống hơn 8 ly/tuần. Bị huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Năm 2017, một đánh giá về 10 nghiên cứu khác nhau cho thấy phản ứng đỏ mặt với rượu có liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư thực quản ở đàn ông Đông Á. Nó không liên quan đến nguy cơ ung thư ở phụ nữ.
Làm sao để tránh được phản ứng xả cồn?
Vậy uống rượu đỏ mặt có tốt không? Và cách duy nhất để ngăn ngừa tình trạng đỏ bừng mặt sau khi uống rượu là tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu. Đây có thể là một ý kiến hay, ngay cả khi bạn không có vấn đề gì với việc đỏ mặt.
Xem thêm : Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (9 mẫu)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân gây ra cái chết cho 5% dân số trên toàn thế giới. WHO xác định rượu là nguyên nhân trực tiếp gây hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh khác nhau.
Lưu ý:
Đôi khi, mặt đỏ lên khi uống rượu bia là tín hiệu tốt, báo hiệu cho bạn biết đã đến lúc ngừng uống để bảo vệ sức khỏe.
Kiến thức bạn cần nhớ về thắc mắc uống rượu đỏ mặt có tốt không
Đỏ mặt khi uống rượu bia thường là hiện tượng xảy ra khi cơ thể bị thiếu ALDH2, điều này có thể khiến cho việc tiêu thụ rượu đặc biệt gây hại cho sức khỏe của bạn hơn mức thông thường. Những người Á Đông hay gốc Do Thái thường gặp phải tình trạng này nhiều hơn.
Mặc dù các phương pháp điều trị có thể khiến gương mặt của bạn bớt đỏ đi nhưng chúng chỉ che đậy các triệu chứng của bạn. Nếu bạn còn hoài nghi về uống rượu đỏ mặt có tốt không thì bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ những ảnh hưởng xung quanh nó, bạn nên cố gắng hạn chế ít hoặc tránh uống rượu.
Hãy tìm đến các bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng cơ thể mình có thể bị thiếu hụt ALDH2. Các xét nghiệm luôn sẵn sàng để xác nhận xem gen của bạn có bị thay đổi hay không.
Mẫn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp