Categories: Tổng hợp

Bị mụn ở mông dùng thuốc gì nhanh khỏi?

Published by

Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng bị nổi mụn ở mông. Khi bị mụn ở mông thì dùng thuốc gì để nhanh khỏi. Cùng tìm hiểu loại thuốc trị mụn ở mông hiệu quả nhất với Giá thuốc Hapu ngay nhé.

Nguyên nhân gây nổi mụn ở mông

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nhọt ở mông như:

  • Do bít tắc lỗ chân lông: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn ở mông. Bít tắc lỗ chân lông do nhiều nguyên nhân như mặc quần bó, không thay quần lót thường xuyên, ngồi quá nhiều,…
  • Do viêm nang lông: Ở mông có nhiều lỗ chân lông và khi những lỗ chân lông này bị kích ứng thì chúng sẽ bị viêm. Những nốt viêm này khiến bạn bị đau, chúng có đầu màu trắng.
  • Do dày sừng nang lông: Khi bị dày sừng nang lông sẽ gây ra những nốt sần sùi, thô ráp trên mông. Chứng dày sừng nang lông thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn.
  • Do bệnh áp xe da: Mụn nhọt ở mông có thể là biểu hiện của bệnh áp xe da. Mụn thường nhỏ lúc đầu nhưng sẽ nhanh to, mọc thành từng cụm và gây đau đớn.
  • Do thay đổi nội tiết tố: Thường trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết. Khi nội tiết tố thay đổi sẽ làm tuyến dầu ở vùng mông hoạt động mạnh, làm lỗ chân lông bị quá tải dẫn đến hình thành nhân mụn.
  • Do thói quen ăn uống: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều chất bảo quản, ăn nhiều tinh bột hoặc sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn ở mông.
  • Do tẩy lông, cạo lông: Trong quá trình cạo lông, tẩy lông nếu làm da bị tổn thương thì dễ gây ra mụn ở mông

>> Xem thêm: Top thuốc trị mụn được bác sĩ khuyên dùng

Các thuốc trị mụn nhọt ở mông hiệu quả

Thuốc trị mụn ở mông Clindamycin 1%

Thuốc trị mụn ở mông Clindamycin 1% là một loại thuốc bôi trị mụn nhọt thuộc thuốc kháng sinh nhóm Lincosamid. Thuốc có tác dụng ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây mụn nhọt, giảm lượng dầu thừa, ngăn chặn quá trình hình thành protein của vi khuẩn và giúp da duy trì độ ẩm. Thuốc được dùng để điều trị những trường hợp bị mụn ở mông trong tình trạng nặng.

Thành phần của thuốc gồm Clindamycin hydrochloride và các loại tá dược khác

Cách dùng thuốc:

  • Vệ sinh sạch vùng da bị mụn
  • Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị mụn
  • Mỗi ngày bôi 2 lần
  • Không dùng thuốc quá 12 tuần.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc trị mụn ở mông Clindamycin 1% như bị buồn nôn, ban ngứa, táo bón, lột da,…

>> Xem thêm: Thuốc trị mụn lưng hiệu quả nhất

Thuốc trị nổi mụn ở mông Dapsone

Thuốc trị nổi mụn ở mông Dapsone là một loại kháng sinh thuộc nhóm Sulfone. Thuốc có tác dụng điều trị mụn bọc, mụn nhọt, mụn mủ khi đã trở nặng. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm được sử dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Thuốc có thành phần chính là Dapsone.

Cách dùng thuốc:

  • Bôi một lớp thuốc mỏng trực tiếp lên vùng da bị mụn.
  • Trong trường hợp bị nặng thì dùng với liều từ 25 đến 50mg mỗi ngày
  • Có thể dùng thuốc với người có làn da nhạy cảm

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là bị khô da, phát ban hoặc rát da.

>> Bạn muốn biết : Top 3 thuốc trị mụn ẩn hiệu quả trên thị trường

Thuốc trị mụn ở mông Benzoyl peroxyd

Thuốc trị mụn ở mông Benzoyl peroxyd là một loại kháng sinh được dùng để điều trị mụn bọc, mụn mủ, mụn nhọt nhất là ở vùng mông. Thuốc giúp chống lại các loại vi khuẩn gây mụn, làm giảm nhờn và tiêu nhân mụn một cách hiệu quả.

Thuốc có thành phần chính là Benzoyl peroxyd

Cách dùng thuốc:

  • Bôi một lớp mỏng lên vết mụn ở mông
  • Mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần tùy vào tình trạng mụn của bạn
  • Không để thuốc tiếp xúc vào mắt, môi.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc: Đối với những người có da mỏng có thể gặp phải tình trạng mẩn ngứa, lột da.

Thuốc trị mụn nhọt ở mông Erythromycin 4%

Thuốc trị mụn nhọt ở mông Erythromycin 4% là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Thuốc thường được dùng để điều trị các nốt mụn mới. Thuốc giúp điều trị các nốt mụn do vi khuẩn gây ra, ngăn ngừa sự phát triển của chúng.

Thành phần của thuốc gồm có Erythromycin, hydroxypropyl- cellulos, butylhydroxytoluen và ethyl alcohol 95%.

Cách dùng thuốc:

  • Bôi lên nốt mụn sau khi đã được rửa sạch
  • Mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần
  • Bôi đến khi hết mụn.
  • Không bôi quá 3 tháng
  • Không bôi thuốc lên vết thương hở

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc: Da bị khô và bong tróc nếu sử dụng lâu ngày.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mụn ở mông

  • Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý giảm hoặc tăng liều dùng
  • Nên bôi thuốc lên cổ tay trước xem có bị dị ứng không. Nếu không bị thì mới bên lên nốt mụn ở mông.
  • Nên kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Khi sử dụng thuốc cần kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nhiều nước, hạn chế các chất kích thích. Nhưng lưu ý nên lựa chọn đồ ăn thích hợp để tránh tương tác với loại thuốc mà bạn sử dụng.

Trên đây là các loại thuốc trị mụn ở mông hiệu quả nhất với các trường hợp bị mụn ở mông từ nhẹ đến nặng. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng mụn của mình nhé.

This post was last modified on 29/01/2024 00:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

15 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

34 phút ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

5 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

6 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

6 giờ ago