Trái nghĩa với đoàn kết, đặt câu với từ đó?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trái nghĩa với đoàn kết, đặt câu với từ đó? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trái nghĩa với đoàn kết, đặt câu với từ đó

Trả lời:

Trái nghĩa với đoàn kết: Chia rẽ

Đặt câu:

Nội bộ trong công ty bè phái, chia rẽ nhau gây khó khăn trong việc thống nhất ý kiến.

1. Từ và các từ loại

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

* Cấu tạo từ của tiếng việt là:

+ Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng, đơn vị cấu tạo nên câu là từ.

+ Từ mà gồm mỗi một tiếng trong đó có tên gọi là từ đơn. Từ bao gồm hai tiếng hoặc nhiều tiếng được gọi là từ phức.

+ Các từ phức được tạo ra bởi cách ghép một số tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.

* Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu đạt.

* Cách giải thích nghĩa của từ:

– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

– Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,….. Đặc điểm ngữ pháp của danh từ là: Có thể kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước, các từ này, ấy, đó,….. ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

Chức vụ ngữ pháp của danh từ là: Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. Các loại danh từ: Danh từ chung và danh từ riêng.

Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật. Chức vụ ngữ pháp của động từ là: Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,.… Thường làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. Đặc điểm của tính từ: Tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,….. để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế. Tính từ có thể làm chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

2. Từ đồng nghĩa

– Từ đồng nghĩa: những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

– Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp, khi nói và viết cần chọn các từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan, sắc thái biểu cảm.

– Phân loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn

3. Từ đồng âm

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

– Trong giao tiếp chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

4. Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau

– Từ trái nghĩa sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

5. Một số bài tập vận dụng

Bài 1: Điền các từ còn thiếu tạo thành các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ dưới:

– Có đi có….

– Mắt nhắm mắt….

– Vô tiền khoáng…

– Buổi… buổi cái

– Trọng … khinh nữ

– Bóc ngắn cắn…

Gợi ý trả lời:

Có đi có lại

Mắt nhắm mắt mở

Vô tiền khoáng hậu

Buổi đực buổi cái

Trọng nam khinh nữ

Bóc ngắn cắn dài

Bài 2: Tìm các từ trái nghĩa ở các câu dưới đây:

– Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

– Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

– Người khôn nói ít là nhiều không như người dại nói nhiều nhàm tai.

– Căng da bụng, chùng da mắt

Gợi ý trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa

Lên- xuống

Ráo – mưa

Khôn- dại/ ít – nhiều

Căng – chùng

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trái nghĩa với đoàn kết, đặt câu với từ đó? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.