Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung. Trong đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Đặc biệt, điểm mới nhất của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là ở chỗ, Nghị định bổ sung quy định xử phạt đối với các vi phạm của người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia, để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Cụ thể:
Bạn đang xem: Các mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn năm 2023
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện:
+ Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với xe máy
+ Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
Xem thêm : Năng lượng liên kết của hạt nhân: Sức hút bí ẩn đến từ nhân vật chính
+ Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với ô tô
+ Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
+ Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài ra, tương ứng với từng mức độ vi phạm như nêu trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, 16 đến 18 tháng và 22 đến 24 tháng (trừ trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện).
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày.
Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia
Xem thêm : Nếu thuộc 5 trường hợp này hãy nhanh chóng đổi CCCD để tránh bị phạt
Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì:
Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)
Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:
330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.
Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:
– 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);
– Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);
– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/01/2024 12:11
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…