1. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký, bị phạt bao nhiêu?
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
Bạn đang xem: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký, bị phạt bao nhiêu?
…
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
Xem thêm : Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”
Như vậy, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức có hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023)
Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký, bị phạt bao nhiêu?
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Thời hiệu xử phạt tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
“Điều 5. Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Xem thêm : Công dân được thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào?
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.”
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký là 01 năm (thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nếu hiện tại vẫn chưa thực hiện đăng ký doanh nghiệp, trường hợp đã đăng ký doanh nghiệp thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm).
3. 07 hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Doanh nghiệp 2020
(i) Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Doanh nghiệp 2020; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(ii) Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
(iii) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
(iv) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
(v) Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
(vi) Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
(vii) Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
(Căn cứ Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp