Câu hỏi: Nước ta có 4 vùng núi là?
Đáp án: Nước ta có 4 vùng núi là Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Bạn đang xem: Nước ta có 4 vùng núi là?
Đặc điểm khái quát 4 vùng núi nước ta:
Vùng núi Tây Bắc
– Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
– Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
Vùng núi Đông Bắc
– Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.
– Gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông chụm lại ở Tam Đảo.
– Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam.
Vùng núi Trường Sơn Bắc
– Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy Bạch Mã.
Xem thêm : Điều ít biết về diễn viên Thái Sơn – ‘tắc kè hoa’ của màn ảnh Việt
– Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
– Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
– Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị).
Vùng núi Trường Sơn Nam
– Các khối núi Kontum, khối núi cực Nam Tây Bắc, sườn Tây thoải, sườn Đông dốc đứng.
– Các cao nguyên đất đỏ badan: Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 – 800 – 1000m.
– Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Vùng Tây Bắc hay Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Vùng có diện tích 50.585,32 Km2.
Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Đông Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Bắc Bộ và ở hướng bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là đông bắc để phân biệt với vùng tây bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng đông bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng).
Ranh giới địa lý phía tây của vùng đông bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng tây bắc và vùng đông bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng đông bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt – Trung phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng đông bắc đều tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti.
Xem thêm : Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa
Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000-1200 m. Cao nguyên Đồng Văn cao 1600 m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Cũng có một số khu vực đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng, Tà Lùng.
Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Tây sang Đông là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo.
Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên sang Bắc Giang thấp dần về phía đồng bằng. Người ta quen gọi phần này là “vùng trung du”. Độ cao của phần này chừng 100-150 m., đặc trưng của vùng Trung du là có vùng Đồng Bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi.
Vùng đông bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v…
Vùng biển đông bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Đầu đại Cổ sinh, nơi mà nay là Trường Sơn Bắc vốn chỉ là một địa máng giữa khối nâng Kon Tum và khối Đông Bắc. Vận động uốn nếp Hercynia (250 triệu đến 400 triệu năm trước) đã tạo ra nếp uốn Trường Sơn Bắc dính liền vào khối Kontum. Trải qua những giai đoạn bóc mòn và xâm thực khác nhau trong quá khứ, Trường Sơn Bắc trở thành dãy núi thấp và có một số bề mặt san bằng.
Dãy Trường Sơn Bắc bắt đầu từ phía nam sông Cả và kéo dài đến dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi chạy song song và sole nhau theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, càng về phía Nam dãy Trường Sơn càng sát bờ biển, có nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển như Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã (giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam). Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoai thoải.
Đoạn từ Vinh (Nghệ An) vào đến Đà Nẵng bề ngang đồng bằng chỉ từ 40 km đến 60 km, chỗ hẹp nhất Đồng Hới(Quảng Bình) chỉ khoảng 37 km. Cao độ trung bình của dãy Trường Sơn Bắc khoảng 2.000 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500 m. Các đỉnh núi cao nhất là: Phu/Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt-Lào, Nghệ An) 2711 m, Phu/Pu Ma (Nghệ An) 2194 m, Phu/Pu Đen Đin (Nghệ An) 1540 m, Rào Cỏ (biên giới Việt-Lào, Hà Tĩnh) 2235 m, Động Ngài (Thừa Thiên Huế) 1774 m, Bạch Mã (ranh giới Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) 1444 m. Khối núi Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình cao tới 1178 m, có động Phong Nha được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Các dãy núi con của Trường Sơn Bắc là: dãy Pu/Phu Lai Leng, dãy Giăng Màn, Bạch Mã.
Trường Sơn Bắc là nơi gặp gỡ của hai luồng thực vật di cư từ Himalaya xuống và từ Malaysia lên. Thảm thực vật ở đây, vì vậy, rất phong phú. Động vật cũng theo hai luồng thực vật di cư và hội tụ ở Trường Sơn Bắc.
Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phía Đông của Tây Nguyên, chạy dài từ khối núi Ngọc Linh đến mũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam là khối núi Ngọc Linh, dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải từ Quảng Nam đến Nha Trang. Phần địa hình cao từ Kontum trở vào là Khối nâng Kontum hay Tây Nguyên.
Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm: Ngọc Linh (2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M’non Lanlen (1623 m), M’non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác.
Do địa hình phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở Nam Trường Sơn rất đa dạng. Dãy Trường Sơn Nam còn chạy theo hướng Tây Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 18:07
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…
Tổ tiên báo hiệu: Đúng 10 ngày nữa con 3 tuổi sẽ rơi vào hố…
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?