Các triệu chứng thường gặp khi bị say cà phê đó là xót ruột, người cảm thấy nôn nao, dạ dày cồn cào, choáng váng, mệt mỏi, khát nước… đây được xem là các dấu hiệu nhẹ. Trong trường hợp say cà phê nặng sẽ có các biểu hiện như: cơ thể nóng lên, tim đập nhanh, tức ngực, buồn nôn, tay run, lòng bàn tay tiết nhiều mồ hôi, đau đầu, khó tập trung và suy nghĩ,…
- Cơm gà xối mỡ bao nhiêu calo? Bỏ túi bí quyết ăn cơm gà xối mỡ không tăng cân
- TP Hồ Chí Minh tổ chức bắn pháo hoa chào mừng lễ 30/4 ở đâu?
- TƯ VẤN: Mái ngố xéo hợp với khuôn mặt nào TREND 2020
- Góc Horoscope: Khám phá bí mật về tính cách lạnh lùng của cung hoàng đạo
- Không dùng thẻ ngân hàng nữa thì phải làm gì?
Mẹo chống say cà phê: Để chống say cà phê và hạn chế gặp phải các trình trạng trên, bạn nên lưu ý những điều sau:
Bạn đang xem: MẸO CHỐNG VÀ CHỮA SAY CÀ PHÊ
Nạp lượng caffeine vừa phải: Khi tiêu thụ một lượng lớn cà phê, caffeine trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng say cà phê. Đối với người trưởng thành, lượng caffeine được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là khoảng 400mg (tương đương khoảng 1.000ml cà phê). Vậy nên, bạn chú ý đừng vượt quá con số này.
Uống cà phê vào thời điểm thích hợp: Bạn nên tránh uống cà phê vào thời điểm hormone cortisol tăng cao. Đó là khi vừa mới ngủ dậy. Đồng thời, bạn chỉ nên uống cà phê sau khi đã ăn no. Do đó, thời điểm lý tưởng để uống cà phê là sau 9 giờ sáng trở đi. Còn vào buổi chiều bạn nên tránh khung giờ 12h00 – 13h00 và tất nhiên không nên uống cà phê vào ban đêm.
Xem thêm : Uống mật ong thời điểm nào là tốt nhất
Không uống cà phê cùng với các chất nguy hại: Bạn không nên uống cà phê cùng với các chất như rượu, thuốc và không pha trộn cà phê với nước tăng lực, hay các thức uống có cồn khác. Không chỉ là say cà phê, những sự kết hợp nguy hại này còn gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc thì lưu ý hãy uống cà phê sau khi uống thuốc từ 2-3 giờ.
Cách chữa say cà phê: Nếu đã tránh các trường hợp trên mà bạn vẫn bị say cà phê thì có thể trị nó bằng các cách dưới:
Uống thật nhiều nước: Hãy uống thật nhiều nước, uống liên tục 1 lít nước trong vòng 10 phút để giúp hòa tan lượng caffeine trong cơ thể và giảm mệt mỏi, thoát khỏi việc say cà phê trong 1-2 giờ sau.
Uống chanh và mật ong: Nếu có thể, bạn hãy pha cho mình một ly nước ấm kèm chanh và mật ong, sau đó uống từ từ để bão hòa lượng caffeine và khắc phục ngay tình trạng say cà phê ngay sau đó.
Sử dụng trà gừng: Khi uống 1 ly trà gừng ấm, chỉ 20 phút sau bạn sẽ thấy cơ thể mình nóng lên, toát mồ hôi và cơ thể bạn cũng thoải mái, dễ chịu hơn, hiện tượng say cà phê sẽ giảm bớt đi rất nhiều.
Xem thêm : Ăn thịt gà, tôm, trứng… sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển?
Hít thở đều đặn và hoạt động nhiều hơn: Hãy đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút, hít thở đều đặn hay tập những bài tập đơn giản để bài tiết đi lượng caffeine mà cơ thể đã hấp thụ.
Ăn nhiều tinh bột: Dùng một miếng bánh mì hay một chén cơm nhỏ để bổ sung tinh bột, giúp bão hòa được lượng caffeine và làm giảm đi triệu chứng nôn nao, khó chịu, bạn sẽ thấy cơ thể ổn định lại chỉ sau vài phút.
Uống nước ép cam: Một ly nước cam ép sẽ giúp bạn làm loãng lượng cà phê trong người, cung cấp vitamin C để cơ thể và tinh thần thoải mái, dễ chịu ngay sau đó.
Thông qua những mẹo nhỏ trên, The Coffee House hy vọng có thể giúp bạn tránh được tình trạng say cà phê, cũng như là khắc phục được các triệu chứng khó chịu trong trường hợp say cà phê. Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn, chúc bạn một ngày tốt lành!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp