Bàng quang là một phần của hệ thống tiết niệu, giữ vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và đào thải nước tiểu ra ngoài. Bàng quang rất dễ viêm nhiễm cũng như có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách. Vậy bàng quang là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng ra sao?
Bàng quang là cơ quan hình cầu, cấu trúc rỗng, co giãn ở phần dưới bụng, chức năng chứa nước tiểu trước khi nước thoát ra khỏi cơ thể qua niệu đạo. Với hầu hết mọi đối tượng, cơ quan này có thể chứa 500-700ml (khoảng 2 ly) nước tiểu. Khi đi vệ sinh, các cơ trong bàng quang co lại và cơ vòng trong niệu đạo giãn ra để nước tiểu chảy khỏi cơ thể. (1)
Bàng quang là một cơ quan thuộc hệ thống tiết niệu. Các tình trạng có thể ảnh hưởng đến bộ phận này như: tiểu không tự chủ, viêm hoặc sỏi bàng quang… khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn, đau hoặc không kiểm soát được.
Bàng quang có màu hồng hoặc hồng đậm. Bàng quang rỗng dài khoảng 5cm, có thể kéo dài đến 15cm khi chứa nước tiểu.
Bàng quang nằm ở phần dưới phúc mạc và ngay sau khớp mu. Các dải mô (dây chằng) nối bàng quang với các cơ quan khác và xương hông (xương chậu) nhằm giữ cơ quan này ở đúng vị trí. Ở nam giới, bàng quang nằm giữa xương mu ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Ở phụ nữ, cơ quan này nằm phía trước âm đạo và tử cung.
Ở trẻ nhỏ, bàng quang có hình dạng tương tự trái lê và phần lớn nằm bên trong ổ bụng. Khi trẻ lớn, bàng quang dần tụt xuống vùng chậu. Ở người lớn tuổi, trương lực của các cơ ở thành bụng yếu, bàng quang có phần nhô lên trên và hướng về phía ổ bụng.
Hình dạng của bàng quang thay đổi tùy vào lượng nước tiểu được chứa bên trong. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang có hình cầu, căng và vượt lên khớp mu. Ngược lại, khi rỗng, cơ quan này nằm ở khu vực trước vùng chậu, trước trực tràng và tạng sinh dục. Tổng thể, cơ quan này có 4 mặt gồm: mặt trên, 2 mặt bên dưới và mặt sau.
Mặt trên được che phủ bởi phúc mạc. Mặt trên có dạng lõm khi bàng quang rỗng và dạng lồi khi bàng quang đầy.
Hai mặt bên dưới nằm trên hoành chậu và giao nhau bởi một bờ tròn ở phía trước. Hai mặt này có liên quan với khớp mu, xương mu, đám rối tĩnh mạch bàng quang.
Mặt sau có dạng phẳng, ở người già chủ yếu dạng lồi. Ở nam, mặt sau liên quan với túi tính, ống dẫn tinh, trực tràng. Ở nữ, bộ phận này liên quan với cổ tử cung, thành trước âm đạo. Mặt sau còn có tên gọi khác là đáy bàng quang.
Xem thêm : Các đội vô địch World Cup trong lịch sử và số lần vô địch
Hai mặt bên dưới và mặt trên gặp nhau ở phía trước gọi là đỉnh bàng quang. Phần thân nằm giữa đỉnh và đáy.
Bàng quang gồm 4 lớp sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài, gồm:
Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu do thận bài tiết và thải ra ngoài thông qua niệu đạo. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ dự trữ nước tiểu cho cơ thể. (2)
Ở người trưởng thành, bàng quang có thể chứa khoảng 500ml nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng nước tiểu ở mức 200-350ml, các dây thần kinh trong bàng quang sẽ gửi tín hiệu về não qua các dây liên lạc của tủy sống. Sau đó, não sẽ phản hồi tín hiệu làm cho thành bàng quang co lại. Tiếp đến, cơ thắt, van ở gần niệu đạo giãn và dần mở ra để nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể.
Nước tiểu được tạo thành từ nước và các chất thải. Lượng nước tiểu sản xuất phụ thuộc vào lượng nước mà bạn uống. Trung bình, mỗi người nên đi tiểu tối đa 6 lần ban ngày và 1 lần vào ban đêm. Lượng nước tiểu thoát ra khoảng 950-1.900 ml (khoảng 2 lít) mỗi ngày.
Trong các tình trạng liên quan đến đường tiết niệu, bệnh ở bàng quang xuất hiện khá phổ biến. Ở phía dưới đây là một số bệnh chủ yếu thường gặp ở bộ phận này:
Ung thư bàng quang là dạng ung thư bắt đầu từ niêm mạc bàng quang. Xảy ra khi một số tế bào trong mô lót bàng quang đột biến hoặc thay đổi thành những tế bào bất thường nhân lên và gây khối u trong bàng quang. Nếu không điều trị, ung thư sẽ phát triển qua thành bàng quang đến các hạch bạch huyết gần đó và lan sang những khu vực khác trên cơ thể như xương, phổi hoặc gan.
Ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến thứ 4 ảnh hưởng đến nam giới và thường gặp ở người từ 55 tuổi trở lên. Theo đó, nam giới có nguy cơ mắc ung thư ở cơ quan này cao gấp 4 lần so với phụ nữ. Nam giới da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới da đen.
Nhiễm trùng ở bộ phận này có thể dẫn đến viêm bàng quang. Tình trạng nhiễm trùng bàng quang xảy ra khi vi khuẩn từ khu vực giữa âm đạo hoặc dương vật và trực tràng xâm nhập vào niệu đạo, sau đó di chuyển vào bàng quang. Các triệu chứng gồm đau và rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, đau bụng. Tình trạng viêm thường cải thiện sau khi người bệnh dùng kháng sinh.
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp quá mức, tạo cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát, thường gặp ở người từ 65 tuổi trở lên. Người trẻ khoảng 45 tuổi cũng có thể mắc phải tình trạng này.
Bàng quang tăng hoạt thường gây các triệu chứng như người bệnh thức dậy hơn 2 lần trong đêm để đi tiểu; đột ngột muốn đi tiểu và sợ bị rò rỉ nước tiểu; tiểu gấp ngay khi vừa có cảm giác buồn tiểu; tiểu thường xuyên, trên 8 lần trong 24 giờ. Tình trạng này khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng, cản trở công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm : Giá tiêu hôm nay 5/1: Giải mã nguyên nhân thị trường tăng 500 đồng/kg
Sỏi bàng quang là những khối khoáng chất cứng hình thành khi nước tiểu đọng lại trong bàng quang quá lâu. Bất cứ ai cũng có thể mắc sỏi bàng quang, tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi.
Sỏi kích thước nhỏ có thể thoát ra ngoài cơ thể khi đi tiểu mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, sỏi lớn có thể gây đau bụng, không thể đi tiểu, thậm chí nước tiểu có máu.
Viêm bàng quang kẽ là loại bệnh không do vi khuẩn, gây đau (vùng trên mu, vùng chậu, bụng) hoặc tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu són. Đây là những triệu chứng mạn tính, chỉ kiểm soát và cải thiện, chưa thể điều trị dứt điểm.
Sa bàng quang xảy ra khi hệ thống cơ sàn chậu và các mô liên kết thành trước âm đạo suy yếu, làm bàng quang sa ra bên ngoài qua ngả âm đạo. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Bệnh không được chẩn đoán và điều trị đúng sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu; ứ đọng nước tiểu; chức năng thận và chức năng tình dục bị ảnh hưởng. Chứng sa bàng quang có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này gặp chủ yếu ở phụ nữ lớn tuổi hoặc cơ sàn chậu yếu.
Túi thừa bàng quang là túi nhô ra khỏi thành bàng quang. Có 2 loại túi thừa bàng quang gồm túi thừa bẩm sinh và túi thừa mắc phải.
Túi thừa bẩm sinh được chẩn đoán bằng siêu âm trước khi trẻ sinh ra. Túi thừa mắc phải thường do phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo hoặc bệnh thần kinh. Túi được tìm thấy tình cờ trên phim chụp khi người bệnh đi khám tại các cơ sở y tế. Một người có thể có nhiều túi thừa.
Túi thừa bàng quang không phải lúc nào cũng cần điều trị, đặc biệt nếu tình trạng này không liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu, sỏi bàng quang hoặc trào ngược nước tiểu (nước tiểu chảy ngược vào thận). Khi liên quan đến khối u bàng quang, nhiễm trùng tái phát hoặc bí tiểu, túi thừa bàng quang sẽ cần phải điều trị.
Tiểu không tự chủ là tình trạng bàng quang mất kiểm soát, có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ đã sinh con hoặc sau mãn kinh. Tình trạng này chia thành nhiều loại, gồm: tiểu không tự chủ cấp bách, tiểu không tự chủ do gắng sức, tiểu không tự chủ do tràn, tiểu không tự chủ hỗn hợp.
Bàng quang là cơ quan rỗng, co giãn, có nhiệm vụ chứa nước tiểu. Để chăm sóc và ngăn nguy cơ mắc các bệnh ở cơ quan này, nhất là ung thư, bạn cần lưu ý những điều sau:
Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, tận tâm, thành thạo những kỹ thuật mới nhất; phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh về thận, đường tiết niệu, nam khoa giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bài viết đã cung cấp những thông tin về bàng quang là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng như thế nào? Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về bộ phận này và những bệnh lý liên quan, từ đó chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 25/04/2024 17:29
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024