Bài viết Cách giải bài tập Oxit axit tác dụng với bazo với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Oxit axit tác dụng với bazo.
TH1: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…)
PTHH:
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
Phương pháp giải
Bước 1: Xét tỉ lệ: .
– Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)
– Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)
– Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).
Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình)
Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài
TH2: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…)
PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Phương pháp giải
Bước 1: Xét tỉ lệ: .
-Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)
-Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)
-Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).
Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình).
Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.trên.
Lưu ý: Nếu không đủ dữ kiện để xét T, ta chia trường hợp có thể xảy ra và giải theo từng trường hợp như các bước ở trên.
Bài 1: Nung 20 g CaCO3 và hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào 0,5 lit dung dịch NaOH 0,56 M .Tính nồng độ mol của muối thu được. (thể tích thay đổi không đáng kể)
Lời giải:
nNaOH = 0,56 . 0.5 = 0,28 mol
Do 1 < 1,4 < 2 ⇒ sản phảm gồm muối axit và muối trung hoà
PTHH:
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
x x x
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
y 2y
Đặt số mol CO2 phản ứng ở PT (1), (2) lần lượt là x và y mol.
Ta có hệ phương trình:
Vậy số mol của NaHCO3 là 0,12 mol.
⇒CM(NaHCO3)= 0,12:0,5 = 0,24 M
Xem thêm : Sữa bột Nestle Nan Optipro 1 Nga – hộp 400g (dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng)
Bài 2: Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Lời giải:
Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nBaSO3 = 0,1 mol.
Vì n↓ < nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại ⇒ Có các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư ⇒ muối tạo thành chỉ có BaSO3
PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
0,1 0,1 (mol)
⇒ VSO2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít
– Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hòa tan 1 phần kết tủa.
PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)
0,15 0,15 0,15 (mol)
Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,1mol ⇒ nBaSO3 bị hòa tan: 0,15 – 0,05 = 0,1 mol
SO2 + H2O + BaSO3 → Ba(HSO3)2 (2)
0,05 0,05 (mol)
⇒ VSO2 = (0,15 + 0,05) x 22,4 = 4,48 lít
Bài tập tự luyện
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,479 lít CO2 (đkc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng
A. chỉ có CaCO3.
B. chỉ có Ca(HCO3)2.
C. gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2.
D. gồm Ca(HCO3)2 và CO2.
Câu 2: Hấp thụ toàn bộ 0,9916 lít CO2 vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01 M được
A. 1 gam kết tủa.
B. 2 gam kết tủa.
C. 3 gam kết tủa.
D. 4 gam kết tủa.
Câu 3: Hấp thụ 0,2479 lít CO2 (đkc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01 M ta thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1.
B. 1,5.
C. 2.
D. 2,5.
Câu 4: Nung 13,4 gam 2 muối carbonate của 2 kim loại hóa trị II, được 6,8 gam rắn và khí X. Khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1 M, khối lượng muối khan sau phản ứng là
A. 5,8 (g).
B. 6,5 (g).
C. 4,2 (g).
D. 6,3 (g).
Câu 5: Thổi CO2 vào dung dịch chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol?
Xem thêm : Đặc điểm và ý nghĩa của các cây hoa đẹp
A. 0 gam đến 3,94 gam.
B. 0,985 gam đến 3,94 gam.
C. 0 gam đến 0,985 gam.
D. 0,985 gam đến 3,152 gam.
Câu 6: Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. Tăng 13,2 gam.
B. Tăng 20 gam.
C. Giảm 16,8 gam.
D. Giảm 6,8 gam.
Câu 7: Cho 0,14 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,11 mol Ca(OH)2. Ta nhận thấy khối lượng CaCO3 tạo ra lớn hơn khối lượng CO2 đã dùng nên khối lượng dung dịch còn lại giảm
A. 1,84 (g).
B. 3,68 (g).
C. 2,44 (g).
D. 0,92 (g).
Câu 8: Sục 3,7185 lít CO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4 M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 1,97 (g).
B. 3,94 (g).
C. 9,85 (g).
D. 7,88 (g).
Câu 9: Cho 4,958 lít CO2 (ở đkc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2 M và NaOH 0,1 M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 9,85 (g).
B. 15,2 (g).
C. 19,7 (g).
D. 20,4 (g).
Câu 10: Hấp thụ SO2 vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Dung dịch X vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH vừa có khả năng tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy X chứa
A. NaHSO3, Na2SO3.
B. Na2SO3, NaOH.
C. NaHSO3, SO2.
D. Na2SO3.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:
Dạng 4: Oxit bazo tác dụng với axit
Bài tập Oxit bazo tác dụng với axit
Bài tập Oxit axit tác dụng với bazo (hay, chi tiết)
Dạng 6: Axit tác dụng với kim loại
Bài tập Axit tác dụng với kim loại
Dạng 7: Axit tác dụng với bazơ
Bài tập Axit tác dụng với bazơ
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/04/2024 02:07
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024