Khoản phải thu là gì? Tìm hiểu về các khoản phải thu (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác), so sánh khoản phải thu ngắn hạn & phải thu dài hạn.
Bạn đang xem: Khoản phải thu là gì? So sánh khoản phải thu ngắn hạn-dài hạn
Các khoản phải thu là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp, có vị trí khá quan trọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán cần hạch toán chi tiết, cụ thể, chính xác, kịp thời cho từng đối tượng, từng loại hợp đồng…
Nợ phải thu phản ánh khoản nợ cần phải thu và tình hình thanh toán các nợ phải thu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1 Phải thu khách hàng là gì?
Phải thu khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa thanh toán.
1.2 Tài khoản sử dụng để hạch toán phải thu khách hàng
Để phản ánh các khoản phải thu khách hàng, ta dùng tài khoản 131. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu cũng như quá trình thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản (BĐS) đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), cung cấp dịch vụ…
1.3 Nguyên tắc hạch toán phải thu khách hàng
Ví dụ:
Công ty A bán cho công ty B đơn hàng gồm: 100 chiếc loa, đơn giá 500.000 đồng/chiếc, thuế GTGT là 10%, chưa thu tiền.
Kế toán ghi nhận và hạch toán như sau:
Công ty A: Ghi nhận nợ phải thu khách hàng B
Nợ tài khoản 131 (B): 55.000.000;
Có tài khoản 5111: 50.000.000 (100 chiếc x 500.000 đồng/chiếc);
Xem thêm : Hành tây tím: Tác dụng, lưu ý khi sử dụng
Có tài khoản 33311: 5.000.000 (50.000.000 đồng/chiếc x 10%).
>> Xem thêm: Cách hạch toán tk 131 – phải thu khách hàng.
2.1 Phải thu nội bộ là gì?
Phải thu nội là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với cấp trên hoặc đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc tổng công ty về các khoản đã chi hộ, thu hộ, trả hộ mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
2.2 Tài khoản sử dụng để hạch toán phải thu nội bộ
Để phản ánh khoản phải thu nội bộ, chúng ta sẽ sử dụng tài khoản 136. Tài khoản 136 gồm 2 tài khoản cấp 2 như sau: TK 1361 và TK 1362.
2.3 Nguyên tắc hạch toán phải thu nội bộ
Lưu ý:
Tài khoản 136 cần phải hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ. Cuối kỳ kế toán cần đối chiếu các tài khoản 136, 336, nếu có chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân, đưa ra hướng xử lý và điều chỉnh kịp.
Ví dụ:
Công ty mẹ thanh toán hộ cho nhà cung cấp A 110.000.000 đồng qua ngân hàng thay cho công ty con.
Công ty mẹ hạch toán như sau:
Nợ TK 1368: 110.000.000;
Có TK 112: 110.000.000.
Nợ TK 112 : 110.000.000; Có TK 1368: 110.000.000.
Xem thêm : Thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất: Khái niệm, ý nghĩa, phẩm chất của người đàn ông
3.1 Khái niệm
Phải thu khác là các khoản phải thu khác trừ khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ.
3.2 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh khoản phải thu khác, chúng ta dung tài khoản 138.
3.3 Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở tài khoản phải thu (131, 136) và tình hình thanh toán các khoản phải thu này, cụ thể như sau:
Ví dụ:
Cuối tháng, kế toán kiểm quỹ phát hiện thiếu 10.000.000 đồng và quy trách nhiệm cho thủ quỹ, buộc thủ quỹ bồi thường khoản trên bằng cách trừ vào lương.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 138: 10.000.000;
Có TK 1111: 10.000.000.
Nợ TK 334: 10.000.000;
Có TK 138: 10.000.000.
1. Giống nhau
Phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn đều là các khoản phải thu của doanh nghiệp, là tài sản lưu động có tính thanh khoản tương đối cao.
2. Khác nhau
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 29/04/2024 07:55
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…