Categories: Tổng hợp

PHẠM TỘI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Published by

Khi muốn xác định một hành vi có tính côn đồ hay không phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá. Mặt khác, đây là một khái niệm hoàn toàn mang yếu tố định tính. Phạm tội có tính chất côn đồ thường xuất hiện nhiều trong quá trình xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tính côn đồ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Để giúp các bạn đọc, có thêm thông tin pháp lý về vấn đề trên, NP LAW gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây để phân tích rõ hơn về Phạm tội có tính chất côn đồ được quy định trong Bộ luật Hình sự.

I. Phạm tội có tính chất côn đồ là gì?

“Côn đồ” theo Từ điển tiếng Việt được hiểu là kẻ chuyên gây sự, hành hung, có những hành động ngang ngược, thô bạo, “Côn đồ” là đánh giá về bản tính con người, họ có thể vì bất cứ lý do gì hay không vì lý do gì đều sẵn sàng dùng vũ lực tấn công người khác mà không cần hòa giải hay dùng lý lẽ, phải trái khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột nào trong cuộc sống.

Để thống nhất trong quá trình xét xử vụ án thì tại công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của TAND tối cao và Kết luận tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995 giải thích:

“Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe đạp, xe máy va quệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Đó là hành vi có tính chất côn đồ. Những kẻ đâm thuê chém mướn phải coi là biểu hiện tính côn đồ”.

Như vậy, phạm tội có tính chất côn đồ chỉ được áp dụng khi khởi tố điều tra, truy tố, xét xử đối với người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự phạm tội cố ý gây thương tích và tội giết người, hoặc áp dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các tội danh này.

II. Đặc điểm của hành vi có tính chất côn đồ

Hành vi có tính chất côn đồ, có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, khi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, đặc biệt là cố ý gây thương tích và giết người thì người thực hiện sẵn sàng dùng vũ lực, cố ý dùng vũ khí sắc, nhọn, nguy hiểm và có tính sát thương cao tác động mạnh lên người nạn nhân như đâm, chém, bắn,… vào các vùng như đầu, ngực, lưng, bụng,….Bằng cách này, người phạm tội đạt được mục đích của mình một cách nhanh chóng.

Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi “có tính chất côn đồ” thường là những người coi thường pháp luật, thường xuyên phá rối trật tự, trị an. Do đó, những đối tượng này thường có trình độ và ý thức pháp luật kém. Một trong những hành vi phổ biến hiện nay là thích gây sự, hành hung người khác, gây rối trật tự công cộng, thường có nhân thân xấu, đã có tiền án, tiền sự.

Thứ ba, chỉ vì những nguyên nhân nhỏ nhặt, đơn giản và vô cớ mà họ đã có thể thực hiện hành vi phạm tội hoặc hung thủ dùng lí do là trả thù thay cho đàn anh, đàn em của họ. Thông thường nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội có tính chất côn đồ là những lý do, những va chạm, xích mích nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Thứ tư, cần xem xét đến nhân thân người phạm tội để đánh giá tính chất hành vi, đó là: Tiền án, tiền sự; ý thức chấp hành pháp luật tại địa phương trước khi sự việc xảy ra; sau khi sự việc xảy ra thái độ chấp hành triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; thái độ đối với thương tích của bị hại.

Ngoài ra, một số yếu tố khách quan khác cũng thể hiện được “tính chất côn đồ”. Sự chuẩn bị, trang bị vũ khí, phương tiện thực hiện tội phạm như mã tấu, dao phay, kiếm,… thể hiện ý chí mong muốn tước đoạt sức khỏe, tính mạng của người khác một cách hung hãn, côn đồ. Hoặc sự tấn công người bị hại một cách quyết liệt, dùng hung khí nguy hiểm, đánh vào những vị trí trọng yếu trên cơ thể nạn nhân.

III. Phạm tội có tính chất côn đồ có được xem là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không?

Phạm tội có tính chất côn đồ là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

“Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

d) Phạm tội có tính chất côn đồ”.

IV. Phạm tội có tính chất côn đồ phải chịu mức phạt thế nào?

Phạm tội có tính chất côn đồ phải chịu các mức phạt sau đây, với hai Tội đó là Tội Giết người và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Căn cứ điểm i, khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thuộc trường hợp “có tính chất côn đồ” thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Căn cứ theo điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự quy định về Tội giết người có tính chất côn đồ thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

V. Giải đáp thắc mắc về phạm tội có tính chất côn đồ

1. Trường hợp đồng phạm có hành vi côn đồ thì có được áp dụng án treo hay không?

Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Công văn 02/TANDTC-PC năm 2021 về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử có hướng dẫn như sau:

“Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo thì người phạm tội là người côn đồ thuộc trường hợp không cho hưởng án treo. Như vậy, trường hợp người phạm tội bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ” hoặc tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” theo quy định của Bộ luật Hình sự thì thuộc trường hợp không cho hưởng án treo.

Tuy nhiên, đối với vụ án hình sự có đồng phạm, khi xét xử Tòa án phải xem xét, đánh giá tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của từng đồng phạm để xác định có thuộc trường hợp “phạm tội có tính chất côn đồ” hay không.”

Như vậy, trường hợp người phạm tội bị Tòa án áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ” thì sẽ không được hưởng án treo. Tuy nhiên, trong trường hợp đồng phạm thì phải xác định được vai trò, hành vi của từng đồng phạm để xác định có thuộc trường hợp phạm tội có tính chất côn đồ hay không.

2. Hiện nay, có án lệ đối với hành vi có tính chất côn đồ hay không?

Hiện nay, vì tính chất phức tạp của hành vi có tính chất côn đồ trong quá trình xét xử ngày càng nhiều và gây khó khăn trong quá trình xác định nên pháp luật nước ta đã thông qua án lệ đối với hành vi có tính chất côn đồ tại Án lệ số 17/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án TAND Tối cao hướng dẫn xử lý tội giết người có tính chất côn đồ như sau: “Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà tội phạm đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân.”

3. Người thực hiện hành vi giết người với tính chất côn đồ, sử dụng hung khí nguy hiểm, hành vi phạm tội đến cùng có thể phải đối mặt với khung hình phạt như thế nào?

Theo như phân tích ở trên, thì với các hành vi trong trường hợp trên như tính chất côn đồ, sử dụng hung khí nguy hiểm, hành vi phạm tội đến cùng cho thấy đây là phạm tội có tính chất côn đồ, và theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự thì đây là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và căn cứ theo điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự quy định về Tội giết người có tính chất côn đồ thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Để xác định mức hình phạt cụ thể, Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố được quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

  • Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Tại đây tòa án cân nhắc cụ thể đến tội danh được mô tả trong Bộ luật Hình sự 2015 mà người phạm tội đang bị truy cứu; Có hay không tình tiết định khung hình phạt,…
  • Nhân thân người phạm tội: Như tiền án, tiền sự người phạm tội, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình/bản thân người phạm tội.
  • Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự: Có tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì đó là những tình tiết nào? Có bao nhiêu tình tiết?…
  • Ngoài ra, các chứng cứ, tài liệu có trong vụ án và diễn biến cụ thể của vụ án là những căn cứ trực tiếp nhất để định đoạt tội danh.

VI. Luật sư tư vấn về phạm tội có tính chất côn đồ

Trên đây là phân tích thế nào là phạm tội có tính chất côn đồ theo quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến vấn đề này các bạn có thể liên hệ trực tiếp với NP LAW để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

This post was last modified on 23/01/2024 11:45

Published by

Bài đăng mới nhất

Năm 2025: 3 tuổi Thần TÀI gọi tên, đón vận may tài lộc BÙNG nổ, cơ hội làm GIÀU không thể bỏ LỠ!

Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…

9 phút ago

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

2 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

19 giờ ago