Huyết thanh chính là một dạng dung dịch có ở bên trong máu. Chúng được tạo ra bởi những tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu cùng với các protein trong suốt quá trình tích tụ máu. Huyết thanh còn được gọi bằng một cái tên khác là huyết tương với những tế bào kết hợp với protein đông máu đã được bỏ đi và chỉ còn lại những chất điện giải. Bảng thành phần của huyết thanh sẽ gồm những nguyên tố đa lượng lẫn vi lượng, cụ thể: Ka, Na. Ca. Cl. P, Mg, Enzyme,…
Huyết thanh là dung dịch có ở bên trong máu
Cách để một huyết thanh được tạo ra là cho máu được đông lại trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó. Sau đó, cho vào máy ly tâm, khi các bước trên đã được thực hiện xong thì chúng ta sẽ thu được một dung dịch gọi là huyết thanh.
Huyết thanh được sử dụng phổ biến trong y học hiện đại ngày nay với nhiều công dụng khác nhau. Một vài ứng dụng của huyết thanh có thể kể đến như:
Một vài căn bệnh cần phải sử dụng huyết thanh mới có thể chẩn đoán được, gồm:
Bệnh Brucellosis do các vi khuẩn gây ra.
Bệnh Amebiasis do các ký sinh trùng gây ra.
Bệnh sởi, bệnh Rubella, bệnh viêm gan B, bệnh HIV/AIDS, giang mai, bị nhiễm nấm, sùi mào gà, Herpes,…
Huyết thanh hỗ trợ chẩn đoán tình trạng bệnh
Không chỉ được ứng dụng trong việc thăm khám và chẩn đoán mà huyết thanh còn được sử dụng để điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe tốt hơn. Ở trong huyết thanh có rất nhiều thành phần với những công dụng đặc biệt rất có lợi cho sức khỏe. Các y bác sĩ thường sử dụng huyết thanh nhằm cung cấp thêm cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết khi có dấu hiệu bị thiếu hụt miễn dịch hoặc bị dị ứng.
Bên cạnh đó, huyết thanh còn được sử dụng đối với việc phòng và chữa các bệnh nhiễm trùng vô cùng hiệu quả. Thêm vào đó, huyết thanh được điều chế còn có công dụng kháng lại nhiều loại bệnh khác nhau như chứng ho gà, sởi hay uốn ván,… một số dạng huyết thanh khác còn có cả công dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan B hay quai bị,…
Một số trường hợp bị suy giảm miễn dịch vô cùng nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định truyền huyết thanh vào người. Huyết thanh sẽ được truyền thông qua con đường tĩnh mạch hoặc bắp. Chúng sẽ giúp cho cơ thể gia tăng khả năng miễn dịch một cách tối ưu nhất.
Huyết thanh trước khi được truyền cần phải được trao đổi với bệnh nhân. Điều này sẽ giúp xác định được về tiền sử truyền huyết thanh của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định và có những quyết định lựa chọn liều lượng sao cho phù hợp nhất để ngăn ngừa những phản ứng phụ có thể xuất hiện.
Khi truyền huyết thanh cần đặc biệt lưu ý điều gì?
Trước khi truyền huyết thanh, bác sĩ cần phải thử nghiệm phản ứng bằng việc pha loãng một lượng nhỏ huyết thanh cùng với dung dịch NaCl rồi tiêm vào trong cơ thể. Sau khi tiêm, nếu phần dưới da có xuất hiện các vết nổi ửng đỏ sau khoảng 15 phút đến 20 phút thì cần phải dừng lại ngay lập tức. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đã có phản ứng với huyết thanh.
Xem thêm : Thời điểm 'vàng' ăn chuối để tốt cho sức khoẻ không phải ai cũng biết
Nếu bắt buộc phải tiêm huyết thanh thì sẽ chỉ cần một liều lượng nhỏ được đưa từ từ vào bên trong cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi cả quá trình hấp thụ huyết thanh để xem có vấn đề bất thường nào xảy ra hay không.
Khi bạn cân nhắc và lựa chọn biện pháp truyền huyết thanh thì nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp. Không nên đến những địa chỉ không uy tín vì ở đây không thể đảm bảo được chất lượng của huyết thanh. Như vậy, khi huyết thanh đưa vào trong cơ thể có thể bị nhiễm trùng và khiến người bệnh dễ mắc phải một số tình trạng nguy hiểm hơn.
Khi truyền huyết thanh, các bác sĩ thưởng sẽ truyền thông qua đường tĩnh mạch. Huyết thanh được lựa chọn thường có độ tinh chế cao và chất lượng tốt nhất. Những loại này sẽ ít gây ra các tác dụng phụ hơn khi truyền bằng đường tĩnh mạch. Còn thông thường, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tiêm bắp. Một lưu ý đặc biệt quan trọng, tuyệt đối không được tiêm các loại huyết thanh có nguồn gốc từ động vật vào trong đường tĩnh mạch của người bệnh nhằm ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.
Các kháng thể có ở bên trong huyết thanh có công dụng vô cùng tốt. Thế nhưng, những kháng thể này sẽ chỉ tồn tại ở trong cơ thể chúng ta trong một khoảng thời gian tương đối ngắn là 15 ngày. Chính vì vậy, khi sử dụng kết hợp thêm một số loại vắc-xin sẽ giúp cho các miễn dịch được tạo ra một cách chủ động hơn. Chúng sẽ thay thế cho những kháng nguyên vốn có đã bị cơ thể chuyển hóa và loại bỏ đi.
Các bệnh nhân khi được tiêm huyết thanh thì cần có thời gian theo dõi sau khi tiêm. Đây là khoảng thời gian để xem cơ thể có bất cứ phản ứng nào hay không và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thật cẩn thận quan sát và xử lý kịp thời những tình huống và các triệu chứng như sốc phản vệ (gồm có giảm huyết áp, tim đập nhanh, khó thở,…).
Sau khi tiêm huyết thanh người bệnh cần được theo dõi cẩn thận
Bệnh nhân cần phải thực hiện và tuân theo các chỉ định, những lời dặn dò của các bác sĩ thật nghiêm túc. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc uống hay đắp bất cứ thứ gì khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ lên trên vùng da vừa được truyền huyết thanh.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết là rất quan trọng. Sau khi truyền huyết thanh, người bệnh không được đụng đến các loại đồ uống hoặc các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe để phòng biến chứng có thể xảy ra.
Tóm lại, huyết thanh đóng một vai trò khá quan trọng trong vấn đề khám và chữa bệnh của y học hiện đại ngày nay. Chúng có công dụng đặc biệt đối với sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách và đúng loại. Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua Tổng đài 1900 56 56 56.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 19:11
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024