Categories: Tổng hợp

So sánh nguyên phân và giảm phân

Published by
Video phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân và giảm phân là những nội dung kiến thức môn sinh học rất quan trọng mà chúng ta cần nắm rõ. Liên quan đến vấn đề này nhiều người thắc mắc nguyên phân và giảm phân có gì giống và khác nhau.

Chúng tôi sẽ chia sẻ những nội dung liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết so sánh nguyên phân và giảm phân.

Nguyên phân là gì?

Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, quá trình này giúp tạo ra hai tế bào có có bộ máy di truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Nguyên phân xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh và sinh trứng không có khả năng này).

– Quá trình nguyên phân được thực hiện như sau:

+ Kì đầu: quá trình này các NST kép co xoắn, màng nhân sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.

+ Kì giữa: NST kép sẽ có tình trạng co xoắn cực đại, dàn thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động.

+ Kì sau: crômatit sẽ diễn ra hiện tượng tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: các NST dần dãn xoắn, màng nhân xuất hiện. Lúc này thì tế bào chất sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con.

– Qúa trình nguyên phân có ý nghĩa đối với sinh vật như sau:

+ Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân chính là cơ chế sinh sản.

+ Đối với sinh vật nhân thực đa bào: quá trình sẽ làm tăng số lượng tế bào và giúp cơ thể sinh trưởng phát triển, giúp cơ thể tái sinh các mô hay các tế bào bị tổn thương.

Giảm phân là gì?

– Giảm phân được hiểu là quá trình từ tế bào phân chia để tạo ra giao tử (tinh trùng và trứng). Sau khi qua giảm phân thì đc 4 tế bào con có 1 nửa bộ NST của tế bào mẹ, tức là n (vì n (từ trứng) + n(từ tinh trùng) =2n (bộ NST bình thường) Giảm phân là quá trình tạo ra tế bào con có 1 nửa bộ NST để làm giao tử

Quá trình giảm phân được thực hiện như sau:

+ Kì trung gian: các nst lúc này ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên 1 nst sẽ giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép

+ Kì đầu: các nst kép bắt đầu tự co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong thời gian này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (cơ sở của hiện tượng hoán vị gen)

+ Kì giữa: các nst kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành hai hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

+ Kì sau: các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tở hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào

+ Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào

+ Màng nhân và nhân con đã xuất hiện, tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội nhưng khác nhau về nguồn gốc.

– Quá trình giảm phân có ý nghĩa như sau:

Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền trong các thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (phần lớn là do các biến dị tổ hợp) chính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện trong môi trường mới.

So sánh nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân và giảm phân có nhiều điểm giống nhau và cũng có nhiều điểm khác nhau, cụ thể như sau:

– Giống nhau nguyên phân và giảm phân

+ Nguyên phân và giảm phân đều là hình thức phân bào.

+ Nguyên phân và giảm phân đều có một lần nhân đôi ADN.

+ Nguyên phân và giảm phân đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

+Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,…

+ Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

+ Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

+ Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân

– Điểm khác nhau nguyên phân và giảm phân

+ Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

+ Nguyên phân có một lần phân bào còn giảm phân có hai lần phân bào.

+ Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo còn giảm phân Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

+ Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo còn giảm phân Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

+ Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con còn giảm phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con

+ Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên còn giảm phân Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.

+ Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ còn giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Nguyên phân và giảm phân là gì?

Trả lời: Nguyên phân là quá trình hình thành các phân tử phức tạp từ các phân tử đơn giản hơn thông qua các phản ứng hóa học. Giảm phân là quá trình phân chia một tế bào hoặc cơ thể thành các phần nhỏ hơn để tạo ra các tế bào hoặc cá thể mới.

Câu hỏi 2: Sự tương đồng và khác biệt chính giữa nguyên phân và giảm phân là gì?

Trả lời:

  • Tương đồng: Cả nguyên phân và giảm phân là những quá trình cơ bản trong sinh học, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và tiến hóa của các hệ thống sống.

  • Khác biệt: Nguyên phân thường liên quan đến quá trình tạo ra sự đa dạng và phức tạp hơn từ các nguyên tố đơn giản hơn thông qua các phản ứng hóa học. Trong khi đó, giảm phân thường liên quan đến quá trình tạo ra các tế bào hoặc cá thể mới thông qua việc phân chia một cơ thể cha mẹ thành các phần nhỏ hơn.

Câu hỏi 3: Ví dụ về nguyên phân và giảm phân là gì?

Trả lời:

  • Nguyên phân: Một ví dụ về nguyên phân là quá trình quang hợp trong cây, trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được sử dụng để tạo các phân tử đường, khí oxy và năng lượng.

  • Giảm phân: Một ví dụ về giảm phân là quá trình tách của một tế bào mẹ thành hai tế bào con trong quá trình phân chia tế bào (quá trình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tái tạo của cơ thể sống).

Câu hỏi 4: Tại sao nguyên phân và giảm phân quan trọng trong sinh học?

Trả lời: Cả nguyên phân và giảm phân đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, tái tạo, và duy trì sự sống của các hệ thống sống. Nguyên phân giúp tạo ra đa dạng sinh học và tạo nên các phức tạp hơn từ các thành phần đơn giản hơn. Giảm phân giúp tạo ra sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể sống, từ việc phân chia tế bào đơn giản đến việc sinh sản và phát triển của các cá thể mới.

This post was last modified on 07/04/2024 05:48

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago