Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5 hướng dẫn các em học sinh biết cách phân biệt từ đồng âm và nhiều nghĩa qua các ví dụ và bài tập trong chương trình luyện từ và câu lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa.
Bạn đang xem: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5
– Trong chương trình Tiếng Việt 5 có rất ít dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt.
– HS còn chưa biết cách phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
Vậy để giúp HS cách phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước hết GV cần giúp HS nắm chắc:
1. Khái niệm về từ đồng âm: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: Hòn đá – đá bóng
1.2. Đặc điểm của từ đồng âm:
– Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng.
– Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình.
1.3: Các loại từ đồng âm: + đồng âm từ với từ gồm:
– Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.
VD: Con đường và mía đường
– Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại
VD: Hòn đá – đá bóng
– Đồng âm từ với tiếng (Loại này được sử dụng ở các cấp học trên).
>> Tham khảo chi tiết: Bài tập về từ đồng âm
2. Khái niệm về từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:
– Chúng ta cùng ngồi vào bàn (1) để bàn (2) công việc.
– Bàn (3) phím của chiếc đàn này thật đẹp.
Trong ví dụ trên có:
Từ đồng âm là: bàn (1) và bàn (2)
bàn (1) và Bàn (3)
Từ nhiều nghĩa là: bàn (1) và Bàn (3)
– Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ).
– Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển.
Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ?
– Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ.
>> Tham khảo: Bài tập về từ nhiều nghĩa
VD: Đôi mắt bé mở to.
– Nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc.
VD: Quả na mở mắt.
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).
Ta thấy rằng: “xuân” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, giáo viên cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh luyện tập.
– Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
Tôi có một cái cày (cày: danh từ).
Bố tôi đang cày ngoài ruộng ( cày: động từ).
Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
– Ví dụ:
Ông em bị đau chân (chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật).
Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh (chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ).
– Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác
Ví dụ: Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.
Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.
(Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.)
– Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển
(Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.)
Xem thêm : Công thức tính diện tích hình nón cụt đầy đủ nhất (diện tích xung quanh, toàn phần, đáy) – Toán 12
Tóm lại: Đối với học sinh lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ đồng âm. Có như vậy các em mới phân biệt được đúng về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Bài 1: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:
A. Bạc
1. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý)
2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (tiền)
3. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh)
4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng)
5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ)
6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt)
Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.
B. đàn
a. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn)
b. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn)
c. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất)
d. Bước lên diễn đàn. (sân khấu)
đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng)
e. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng)
(Hiện tượng nhiều nghĩa:a – b; c – d)
Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau:
a. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. (Các thiên thể trong vũ trụ)
b. Sao lá đơn này thành ba bản. (Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính)
c. Sao tẩm chè. (Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô)
d. Sao ngồi lâu thế. (Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân)
Đồng lúa mượt mà sao !(Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục)
>> Tham khảo chi tiết bài tập tổng hợp: Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa.
Trong chương trình học lớp 5, các bạn sẽ phải giải bài tập Toán, tiếng Việt hay các môn khác. Chính vì vậy, VnDoc đã cung cấp các lời giải, hướng dẫn giải để giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/02/2024 22:04
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…