Categories: Tổng hợp

Phân công lao động xã hội

Published by

Phân công lao động xã hội (tiếng Anh: Social division of labor) là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

Phân công lao động xã hội

Khái niệm

Phân công lao động xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social division of labor.

Phân công lao động xã hội là một trong những nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.

Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá tất yếu phải phân công lại lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

Trong đó

Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lí.

Yêu cầu

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá trình có tính qui luật sau:

– Tỉ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.

– Tỉ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.

– Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.

Ở nước ta, phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khai trên cả hai địa bàn: tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theo chiều sâu.

Lao động là gì? Lực lượng lao động là gì?

Hiện nay, pháp luật không định nghĩa lao động là gì. Thông thường, lao động được hiểu là tập hợp các hành động có chủ ý, mục đích của con người, sử dụng công cụ, phương tiện lao động để tạo ra của cải, vật chất, các tài sản khác nhằm phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế, xã hội.

Lao động có thể được thể hiện bằng hình thức lao động bằng tay chân hoặc lao động bằng trí óc. Những người làm các công việc lao động tay chân là những người sử dụng sức mạnh cơ bắp kết hợp cùng với công cụ, phương tiện lao động để hoàn thành công việc. Ngược lại, người làm công việc trí óc là những người sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo cùng công cụ, phương tiện, máy móc để tạo ra của cải, sản phẩm, vật chất.

Lực lượng lao động là tập hợp những người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động là nhân tố quyết định năng suất, hiệu quả hoàn thành công việc, tạo ra sản phẩm, của cải, vật chất cho xã hội.

Lao động có một số đặc điểm như sau:

– Là hoạt động của con người;

– Kết quả của quá trình lao động là của cải vật chất, sản phẩm;

– Lao động thường kết hợp với các phương tiện, công cụ, máy móc để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động;

– Lao động là hoạt động có chủ ý, mục đích nhất định;

Tóm gọn lại, lao động được hiểu là tập hợp các hoạt động có mục đích cụ thể của con người và có kết hợp với phương tiện, công cụ, máy móc nhằm tạo ra của cải, vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu, cuộc sống của con người, xã hội.

Vai trò của phân công lao động xã hội là gì?

Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội. Một số vai trò chính của lao động có thể liệt kê đến như sau:

– Có lao động mới có thể tạo ra của cải, vật chất, làm giàu cho xã hội: Nếu không có lao động thì không thể có của cải, vật chất;

– Lao động tạo ra thu nhập cho con người, nuôi sống con người: Có lao động thì con người mới tạo ra nguồn thu nhập. Sự trao đổi về tiền bạc và sản phẩm, sức lao động của con người là sự trao đổi tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống và giúp con người làm giàu. Có thu nhập sẽ giúp con người ổn định cuộc sống, nhiều hơn nữa là giúp con người trở nên giàu có do có nhiều của cải;

– Lao động giúp xã hội phát triển hơn: Lao động tạo ra sản phẩm, của cải, làm giàu cho xã hội. Có lao động thì xã hội mới có nhiều của cải, vật chất và nâng cao chất lượng, số lượng của cải trong xã hội;

– Lao động giúp phân công xã hội, tổ chức xã hội được rõ ràng, chuyên môn hóa: Lao động là tiền đề để xã hội phân công, tổ chức, chuyên môn hóa từng ngành nghề nhằm đạt năng lượng, hiệu quả, năng suất cao hơn;

– Lao động mang ý nghĩa lịch sử xã hội: Qua mỗi thời kỳ, giai đoạn, lao động mang đặc điểm, dấu vết riêng biệt, thể hiện rõ trình độ của xã hội tại thời kỳ đó.

Trên đây là một số vai trò của lao động đối với xã hội, con người.

Một số thuật ngữ pháp lý liên quan phân công lao động xã hội

Bộ luật Lao động 2019 sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến lao động mà nhiều người quan tâm như sau:

Thuật ngữ

Đặc điểm/định nghĩa

Căn cứ pháp lý

Người lao động

Là những người dùng sức lao động của mình để làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, hợp đồng làm việc, được trả lương và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động

Không phải người nào cũng có thể là người lao động mà chỉ những người đủ độ tuổi và đảm bảo đầy đủ các điều kiện khác theo quy định pháp luật, yêu cầu của người sử dụng lao động mới được tham gia lao động

khoản 1 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019

Người sử dụng lao động

Là chủ thể có nhu cầu và thực hiện thuê mướn người khác thực hiện công việc cho mình thông qua hợp đồng lao động (chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức)

khoản 2 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019

Hợp đồng lao động

Là tập hợp những thỏa thuận của người lao động, người sử dụng lao động bằng các điều khoản cụ thể theo nhu cầu của các bên và quy định pháp luật

Chương II Bộ luật Lao động 2019

Nội quy lao động

Là những nội dung, điều khoản nhằm thiết lập quy định, quy tắc làm việc tại cơ quan, tổ chức. Nội quy lao động gồm các nội dung được quy định tại Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 gồm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, trật tự tại nơi làm việc…

Chương VIII Bộ luật Lao động 2019

Kỷ luật lao động

Là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Chương VIII Bộ luật Lao động 2019

Trên đây là một số thuật ngữ pháp lý liên quan đến lao động mà được sử dụng nhiều trong quan hệ lao động hiện nay.

Đặc điển của phân công lao động xã hội

– Lao động là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tọa ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạt động sáng taọ của con người Có lao động thì mới thay đổi được xã hội đi lên theo hướng tích cực

– Lao động là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất

Lao động tạo ra sản phẩm vật chất cho cuộc sống con người. Không phải tự nhiên mọi vật có sẵn để chúng ta sử dụng mà cần có quá trình lao động sáng tạo ra chúng.

– Lao động còn là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội

Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.

Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ khi loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Quá trình lao động diễn ra từ lâu đời và có ý nghĩa hết sức quan trọng với loài người.

Việc đưa ra khái niệm lao động là gì có nhiều góc độ và cách giải thích khác nhau. Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.

phân công lao động xã hội

Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt hoạt động lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động.

Như vậy tựu chung lại có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Trong xã hội có sự phân công lao động khác nhau, người lao động trí óc, người lao động chân tay,…

Ý nghĩa của lao động?

Bên cạnh việc tìm hiểu lao động là gì thì ý nghĩa của lao động cũng hết sức quan trọng.

Lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt đời sống, kinh tế, xã hội.

Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và toàn xã hội.

Lao động là nguồn thu nhập chính đáng, giúp ổn định cuộc sống của con người.

Bên cạnh đó lao động giúp phân công, tổ chức lao động hợp lý, biết tính toán và sáng tạo để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. Từ việc lao động mà các cá nhân trong xã hội giữ được cân bằng trong cuộc sống. Ngoài ra lao động còn là quá trình sáng tạo không ngừng để tạo ra những cái mới làm thay đổi xã hội, tạo sự tiến bộ trong xã hội.

Lao động đóng góp vào lịch sử phát triển xã hội loài người trong bao đời qua.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: phân công lao động xã hội. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn để được hỗ trợ.

This post was last modified on 09/01/2024 11:49

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago