Categories: Tổng hợp

Phương pháp điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm

Published by

Phương pháp điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phương pháp Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm?

Lời giải:

– Trong phòng thí nghiệm Axit nitrit có thể điều chế bằng cách cho đồng(II) nitrat hoặc cho phản ứng những khối lượng bằng nhau kali nitrat (KNO3) với axit sunfuric (H2SO4) 96%, và chưng cất hỗn hợp này tại nhiệt độ sôi của HNO3 là 83°C cho đến khi còn lại chất kết tinh màu trắng, kali hidrosunfat (KHSO4), còn lưu lại trong bình. HNO3 bốc khói đỏ thu được có thể chuyển thành axit màu trắng.

– Cần lưu ý khi thí nghiệm thì phải dùng các trang thiết bị bằng thủy tinh, hay nhất là bình cổ cong nguyên khối do HNO3 khan tấn công cả nút bần, cao su và da nên sự rò rỉ có thể cực kỳ nguy hiểm:

H2SO4 + KNO3 → KHSO4 + HNO3

Axit nitrit là gì?

– Axit nitrit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3. Axit nitrit tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Trong tự nhiên, axit nitrit hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp và hiện nay chúng là một trong những tác nhân gây ra mưa axit.

Axit nitrit có những tính chất nào?

Tính chất vật lí của axit nitrit

– Axit nitrit là chất lỏng hoặc khí không màu, tan tốt trong nước (C<65%)

– Trong môi trường tự nhiên, axit nitrit có màu vàng nhạt do sự tích tụ của oxit nitơ.

– Nhiệt độ đông đặc: -42°C

– Nhiệt độ sôi: 83°C

– Dưới tác dụng của ánh sáng, HNO3 bị phân hủy tạo thành nitơ dioxit NO2 (nhiệt độ thường).

4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2

– Ở nhiệt độ cao, nitơ dioxit bị hòa tan bởi axit HNO3 thành dung dịch có màu vàng hoặc đỏ.

– Là một axit có tính ăn mòn cao, cực độc, dễ bắt lửa.

Tính chất hóa học của axit nitrit

– Axit nitrit là một dung dịch nitrat hydro có công thức hóa học HNO3. Đây là một axit khan, là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2, nó hoàn toàn điện li thành các ion nitrat NO3− và một proton hydrat, hay còn gọi là ion hiđrôni, H3O+:

Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

– Tương tự các axit mạnh khác, dung dịch HNO3 có thể làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat tạo thành muối nitrat và nước

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O (to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

*Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nitơ dioxit nếu là HNO 3 đặc và oxit nitơ với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O

C + 4HNO3 đặc nóng → CO2 + 4NO2 + 2H2O

Tác dụng với hợp chất:

– Axit HNO3 có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S (kết tủa) + 2NO + 4H2O

PbS + 8HNO3 (đặc) → PbSO4 (kết tủa) + 8NO2 + 4H2O

– Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

Axit nitrit được điều chế theo phương pháp nào?

-Trong tự nhiên

– Axit nitrit được tạo ra từ các cơn mưa lớn có sét, đây cũng là nguyên nhân gây nên những trận mưa axit.

-Trong phòng thí nghiệm

– Axit nitrit có thể điều chế bằng cách cho đồng(II) nitrat hoặc cho phản ứng những khối lượng bằng nhau kali nitrat (KNO3) với axit sunfuric (H2SO4) 96%, và chưng cất hỗn hợp này tại nhiệt độ sôi của HNO3 là 83°C cho đến khi còn lại chất kết tinh màu trắng, kali hidrosunfat (KHSO4), còn lưu lại trong bình. HNO3 bốc khói đỏ thu được có thể chuyển thành axit màu trắng.

– Cần lưu ý khi thí nghiệm thì phải dùng các trang thiết bị bằng thủy tinh, hay nhất là bình cổ cong nguyên khối do HNO3 khan tấn công cả nút bần, cao su và da nên sự rò rỉ có thể cực kỳ nguy hiểm:

H2SO4 + KNO3 → KHSO4 + HNO3

-Trong công nghiệp

– Dung dịch HNO3 cấp thương mại thường có nồng độ giữa 52% và 68%. Việc sản xuất nó được thực hiện bằng công nghệ Ostwald do Wilhelm Ostwald phát minh.

– Axit nitrit loãng có thể cô đặc đến 68% axit với một hỗn hợp azeotropic với 32% nước. Để thu được axit có nồng độ cao hơn, tiến hành chưng cất với axit sunfuric H2SO4. H2SO4 đóng vai trò là chất khử sẽ hấp thụ lại nước.

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (Pt, 850oC)

2NO + O2 → NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phương pháp điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

This post was last modified on 20/04/2024 10:45

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

12 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

13 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

16 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

21 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

21 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

22 giờ ago