Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010), Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp DN bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán. Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết việc quản lý và sử dụng số dư của quỹ. Nguồn để lập Quỹ được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, với 94,18% đại biểu Quốc hội tán thành, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã chính thức được thông qua. Theo đó, tại Điều 98, không còn quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm mà chỉ còn quy định về Quỹ dự trữ.
Xem thêm : Rượu etylic phản ứng được với natri vì
Cụ thể, DN bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn chủ sở hữu và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hằng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế cho đến khi bằng mức tối đa theo quy định của Chính phủ.
Ngoài Quỹ dự trữ bắt buộc, DN bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định tại điều lệ của DN bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Xem thêm : Nguồn gốc Họ Lê Việt Nam qua các nguồn phả, ngọc phả của một số dòng họ Lê và các nguồn tư liệu khác
Lý giải về lý do dừng Quỹ, nhiều ý kiến cho rằng, việc duy trì đồng thời cả Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và Quỹ dự trữ với cùng một mục tiêu là không cần thiết. Quỹ dự trữ bắt buộc là trích 5% lợi nhuận sau thuế của DN, do cơ quan bảo hiểm quản lý; Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hiện là trích 0,3% và tài khoản do Bộ Tài chính quản lý đều hướng tới bảo đảm trách nhiệm của DN bảo hiểm khi mất khả năng thanh toán, góp phần bảo vệ người tham gia bảo hiểm.
Việc duy trì này tạo gánh nặng cho cả DN và người tham gia bảo hiểm, do số tiền trích nộp được tính theo tỷ lệ phần trăm của phí bảo hiểm do bên mua đóng theo hợp đồng. Hơn nữa, sau 12 năm hình thành, số dư của Quỹ hiện là 1.000 tỷ đồng và chưa phải sử dụng lần nào. Tính đến thời điểm báo cáo Quốc hội ngày 26/8/2021, chỉ duy nhất một DN bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính (Bảo hiểm Viễn Đông – VASS), nhưng đây là do DN bảo hiểm nợ khoản đóng góp hàng năm.
Như vậy, trước nhiều nguyên nhân được đưa ra trong quá trình sửa đổi Luật, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã chính thức được thông qua với quy định dừng trích Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Bên cạnh đó, toàn bộ số dư của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm được Bộ Tài chính quản lý để sử dụng cho mục đích bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp DN bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản và Chính phủ quy định chi tiết về quản lý và sử dụng số dư của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/02/2024 03:14
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may