Với sự chuyển mình đất nước, Nhà nước luôn ưu tiên phát triển về mọi mặt của đất nước, đặc biệt là quan tâm đến việc xây dựng nông thôn mới để đảm bảo mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Việc xây dựng nông thôn mới phải được thực hiện từng bước, theo đúng quy trình và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Một trong những công việc được thực hiện trong quá trình xây dựng nông thôn mới là xây dựng đường nông thôn mới. Việc xây dựng đường tại nông thôn phải đảm bảo các tiêu chí về giao thông. Vậy các tiêu chí về đường nông thôn mới là gì? Chiều rộng đường nông thôn mới là bao nhiêu? Hành lang đường nông thôn là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Bạn đang xem: Chiều rộng đường nông thôn mới? Hành lang đường nông thôn?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/9/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
– Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 08/8/2014 hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
– Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
– Thông tư số 44/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2021 quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ giao thông vận tải;
– Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 17/12/2019 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Đường nông thôn hay còn gọi đầy đủ là Đường giao thông nông thôn (GTNT) là đường bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các thôn xóm, làng mạc, trang trại, ruộng đồng, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi…để phục vụ sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp và sự phát triển văn hoá- kinh tế- xã hội của các địa phương.
Hệ thống đường giao thông nông thôn được quy định phân thành 04 cấp kỹ thuật là A, B, C và D. Trong đó, cấp A, B và C được áp dụng đối với những đường có ô tô chạy qua. Còn cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.
Việc xây dựng đường nông thôn phải được xây dựng dựa trên những yêu cầu cơ bản được pháp luật quy định như sau:
– Phù hợp với dự án quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa phương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Phải đáp ứng được yêu cầu trước mắt nhưng cũng phải tính đến sự phát triển lâu dài, bền vững về nhiều mặt như văn hoá, kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương;
– Xét đến phương án phân kỳ để đầu tư để nâng cấp cải tạo tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ thì phải xem xét đến việc dự trữ đất để dùng cho công trình hoàn chỉnh say này;
Xem thêm : Uống coca có mất sữa không và những tác hại của coca đối với mẹ sau sinh
– Phải kết hợp chặt chẽ giữa mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thuỷ lợi, thông tin hữu tuyến, đường dây tải điện,…
Chiều rộng đường nông thôn mới được pháp luật quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT. Theo đó, đường giao thông nông thôn được xác định là được cấp B và đường cấp C. Mỗi cấp của đường giao thông được quy định tiêu chuẩn kĩ thuật như sau:
Thứ nhất, đối với đường cấp B:
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu là 3,5 (3,0) mét;
– Chiều rộng lề đường tối thiểu là 0,75 (0,5) mét;
– Chiều rộng của nền đường tối thiểu là 5,0 (4,0) mét.
Thứ hai, đối với đường cấp C:
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu là 3,0 (2,0) mét;
– Chiều rộng nền đường tối thiểu là 4,0 (3,0) mét;
Lưu ý: các giá trị trong ngoặc được áp dụng đối với các địa hình đồng bằng đặc biệt khó khăn, địa hình miền núi hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng, chiều rộng nền đường mở thêm từ 2 ÷ 3 mét.
Như vậy, theo quy định về chiều rộng đường nông thôn mới theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT thì Bộ Giao thông vận tải chỉ đưa ra số đo chiều rộng tối thiểu mà không đưa ra con số cụ thể hoặc không đưa ra số đo tối đa của chiều rộng đường nông thôn cấp B và cấp C. Do đó, đối với từng vùng nông thôn, từng địa phương cụ thể , cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định chiều rộng cụ thể phù hợp với thực trạng của địa phương nhưng phải tuân thủ theo quyết định 4927/QĐ-BGTVT đã đề ra.
Hành lang nông thôn mới phải tuân thủ quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì hành lang an toàn đường bộ chính là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm tốt an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, đất của đường bộ được hiểu là phần đất trên công trình xây dựng đường bộ và phần đất dọc hai bên đường bộ để bảo vệ, quản lý và bảo trì công trình được bộ.
Đường nông thôn còn được hiểu là đường ngoài đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ khu vực này được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Điều 15 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP. Theo quy định này, hành lang an toàn đường bộ đối với đường ngoài đô thị được căn cứ theo cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch. Phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên được quy định cụ thể như sau:
– Đối với đường cấp I và cấp II, hành lang an toàn đường bộ là 17 mét;
Xem thêm : Nằm viện sẽ được bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu ngày?
– Đối với đường cấp III, hành lang an toàn đường bộ là 13 mét;
– Đối với đường cấp IV, cấp V, hành lang an toàn đường bộ là 09 mét;
– Đối với đường có cấp thấp hơn cấp V, hành lang an toàn đường bộ là 04 mét.
Theo quy định của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP thì bề rộng hành lang an toàn giao thông nông thôn cấp A, cấp B và cấp C tương ứng với đường có cấp thấp hơn cấp V thì hành lang an toàn đường nông thôn là 04 mét. Đối với đường giao thông nông thôn cấp D thì không có hành lang an toàn đường bộ.
Khi xây dựng đường giao thông nông thôn mới đáp ứng các tiêu chí về kích thước cũng như xây dựng được hành lang an toàn giao thông đường nông thôn mới theo đúng quy định thì khi đi vào hoạt động cần được giám sát, theo dõi và bảo trì để đảm bảo duy trì quy định về đường giao thông nông thôn.
Việc bảo trì đường giao thông nông thôn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của các Bộ, ban, ngành liên quan. Cụ thể một số điều luật và một số văn bản quy định như sau:
– Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 08/8/2014 có xác định trách nhiệm quản lý, vận hành đường giao thông nông thôn do Nhà nước đầu tư, do các chủ đầu tư khác đầu tư hoặc do cộng đồng dân cư đóng góp. Trong đó, việc quản lý, vận hành được thực hiện theo quy trình sau: xây dựng nội dung; xác định trách nhiệm lập, phê duyệt các loại công trình đường giao thông phải lập quy trình… Bên cạnh đó, thông tư này cũng hướng dẫn về việc cắm, treo biển báo hiệu trên đường giao thông nông thôn, tuần tra và theo dõi tình hình giao thông nông thôn…;
– Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2021 có quy định về:
+ Trách nhiệm, nội dung và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ (trong đó bao gồm đường giao thông nông thôn);
+ Thực hiện xử lý đối với công trình giao thông có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, hết thời hạn sử dụng;
+ Thực hiện kế hoạch bảo trì, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa về công trình an toàn giao thông đường bộ ( trong đó có công trình đường giao thông nông thôn); quản lý chất lượng bảo trì; thực hiện bảo trì công trình đường bộ chưa có quy định;
+ Hướng dẫn về việc xác định chi phí quản lý vận hành và bảo trì công trình, bao gồm chi phí bảo dưỡng thường xuyên và các chi phí khác có liên quan;
– Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 17/12/2019 quy định về các tiêu chí giám sát nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ( được áp dụng cả đối với đường giao thông nông thôn) theo chất lượng. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc giám sát nghiệm thu kết quả bảo trì theo chất lượng thực hiện có trách nhiệm thực hiện công việc này theo đúng quy định của pháp luật;
– Thông tư số 44/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2021 có quy định về mức bảo trì công trình đường bộ ( trong đó bao gồm cả công trình đường giao thông nông thôn).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/05/2024 03:03
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024