Categories: Tổng hợp

Quy trình xử lý tai nạn lao động: Hướng dẫn chi tiết dành cho doanh nghiệp

Published by

Bước 1: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động

Theo khoản 1 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động, kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động; tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

Bước 2: Khai báo tai nạn lao động

Theo Điều 34 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, việc khai báo tai nạn lao động được thực hiện như sau:

– Khi xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết.

– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động nạn phải khai báo nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) tới Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn; trường hợp chết người, báo ngay cho cả cơ quan Công an cấp huyện.

Lưu ý: Với các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, thủy, bộ, hàng không và các đơn vị lực lượng vũ trang thì phải báo cho cả Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó.

Bước 3: Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động nặng hoặc chết người

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, nguyên tắc giữ nguyên hiện trường được quy định như sau:

– Nếu phải cấp cứu, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra mà làm xáo trộn hiện trường: Phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể).

– Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng sau khi đã hoàn thành các bước điều tra và được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc công an đồng ý bằng văn bản.

Bước 4: Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cơ sở và tiến hành điều tra

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động chỉ phải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.

Trường hợp tai nạn lao động khác do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, ngay khi biết tin xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.

Thời hạn tiến hành điều tra tai nạn lao động:

– Không quá 04 ngày: Tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.

– Không quá 07 ngày: Tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.

Đoàn điều tra tai nạn lao động phải tiến hành điều tra theo quy trình, thủ tục sau:

– Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu.

– Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan.

– Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu cần thiết).

– Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân tai nạn; kết luận về vụ tai nạn; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

– Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động.

– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động.

– Gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tới nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong 03 ngày làm việc.

Người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động. quy trinh xu ly tai nan lao dong

Bước 5: Thông báo thông tin về tai nạn lao động tới người lao động

Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc đơn vị mình.

Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động

Theo khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, thời gian lưu trữ hồ sơ thực hiện như sau:

– 15 năm: Vụ tai nạn lao động chết người

– Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu: Vụ tai nạn lao động khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau:

– Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có).

– Sơ đồ hiện trường.

– Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân.

– Biên bản khám nghiệm tử thi/khám nghiệm thương tích.

– Biên bản giám định kỹ thuật, pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);

– Biên bản lấy lời khai.

– Biên bản điều tra tai nạn lao động.

– Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

– Giấy chứng thương (nếu có).

– Giấy ra viện (nếu có).

Bước 7: Thanh toán chi phí phục vụ cho điều tra tai nạn lao động

Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, chi phí điều tra tai nạn lao động mà người sử dụng lao động phải trả các chi phí sau: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định; in ấn các tài liệu liên quan; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

Bước 8: Chi trả bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động, được bồi thường tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Bước 9: Hướng dẫn, giới thiệu người lao động giám định sức khỏe

Theo khoản 6 Điều 38 và Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi vết thương tai nạn lao động được điều trị ổn định, người sử dụng lao động giới thiệu để người lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

Bước 10: Thực hiện biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả tai nạn lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động; rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý người có lỗi.

Căn cứ: Khoản 10 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Bước 11: Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động

Khi người lao động trở lại làm việc, người sử dụng lao động phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa theo khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Trên đây là thông tin về quy trình xử lý tai nạn lao động giúp doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago