Bạn đang có dự định mua bảo hiểm và không biết quyền lợi có thể được bảo hiểm là gì? Liệu người mua bảo hiểm có phải là người được bảo hiểm hay không? Người được bảo hiểm là gì và phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Những quyền lợi và nguyên tắc trên sẽ được áp dụng vào toàn bộ các dạng bảo hiểm hay sẽ áp dụng riêng biệt, cách thức khác nhau? Tại đây, MSB sẽ giải đáp cho quý khách hàng một cách chi tiết.
Trước khi tìm hiểu sâu về định nghĩa “Quyền lợi có thể được bảo hiểm là gì?”. Quý khách hàng cần biết rõ khái niệm “Bảo hiểm là gì?”. Bảo hiểm – hiểu đơn giản là một phương thức bảo vệ người được mua bảo hiểm trước những tổn thất tài chính theo hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận ký kết trước đó. Được xem như là một hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những tổn thất, rủi ro, nguy hiểm ngẫu nhiên có thể phát sinh. Những chi phí này sẽ do tổ chức bảo hiểm đã ký hợp đồng với người được bảo hiểm chi trả.
Bạn đang xem: Quyền Lợi Có Thể Được Bảo Hiểm Là Gì? Có Những Nguyên Tắc Nào?
Quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest) theo Luật kinh doanh Bảo hiểm quy định (Điều 3): “Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm…”; Hoặc có thể hiểu đại khái quyền lợi đó chính là lợi ích hoặc quyền liên quan, gắn liền, phụ thuộc vào đối tượng được bảo hiểm có an toàn hay không. Quyền lợi này có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
Vậy người được bảo hiểm là gì? Người được bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
Nội dung của quyền lợi có thể được bảo hiểm bao gồm:
Xem thêm : 10 tác dụng của việc nằm gác chân lên tường
Người tham gia bảo hiểm được hưởng bảo hiểm khi đối tượng được bảo hiểm gặp tổn thất, rủi ro ứng với hợp đồng bảo hiểm đã ký trước đó. Ngoài trường hợp người thụ hưởng bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể là cùng một người như đã nêu ở mục 1, trường hợp cả hai đối tượng riêng lẻ thì cả hai phải có mối quan hệ nhất định được pháp luật công nhận giữa người tham gia bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm.
Mối quan hệ này có thể là: vợ/chồng, cha/con, mẹ/con của người được bảo hiểm. Biểu hiện của mối quan hệ này thông qua: huyết thống, quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền sử dụng, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm,…
Nội dung quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng có thể tồn tại trong quan hệ vay nợ, khi đó bên cho vay có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với cuộc sống của bên đi vay. Trong các quan hệ khác như quan hệ chủ công ty/người lao động,… thì quyền lợi này có thể tồn tại hay không sẽ tuỳ thuộc vào quy định cụ thể của Luật pháp và của từng loại bảo hiểm.
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, Nội dung cụ thể của Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quy định quyền một người tham gia bảo hiểm có thể được phép tham gia bảo hiểm cho bản thân mình hoặc người khác, đặc biệt là khi mua bảo hiểm cho người khác thì giữa hai người phải có mối quan hệ nhất định theo quy định. Nếu tài sản được bảo hiểm thuộc về hai cá nhân khác nhau thì quyền sở hữu và quyền sử dụng lúc này sẽ khác phức tạp. Theo đó, chủ sở hữu và chủ sử dụng đều có quyền lợi được bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm không bao gồm việc chi trả cho các rủi ro, nguy hiểm, tổn thất,… không có trong gói bảo hiểm mà quý khách hàng đã mua tức là những tình huống không hề được nêu ra ở hợp đồng đã ký kết thỏa thuận trước đó.
Xem thêm : Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
Ví dụ: Quý khách hàng mua gói “Bảo hiểm du lịch cho chủ thẻ tín dụng tại MSB”, quyền lợi có thể được bảo hiểm của quý khách là sẽ được chi trả, hỗ trợ tài chính khi thất lạc hành lý, chuyến bay bị hoãn, gặp nguy hiểm như khủng bố,… và các trường hợp khác ghi rõ trong hợp đồng trong quá trình đi du lịch ứng với thời gian trên bảo hiểm đã mua. Quyền lợi có thể được bảo hiểm không bao gồm các nghĩa vụ chi trả như chi phí khám bệnh mãn tính, nan y. Sự hỗ trợ này sẽ nằm ở các gói bảo hiểm sức khỏe khác của MSB.
>> Xem thêm: các gói bảo hiểm khác của nhà MSB tại đây
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm được đưa ra nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ một hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời là một trong các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm. Nguyên tắc được áp dụng cụ thể sau đây:
>> Xem thêm: Mua bảo hiểm online của MSB
Qua những thông tin trên, hy vọng quý khách hàng có thể hiểu thêm về bảo hiểm và những quyền lợi có thể được bảo hiểm liên quan. Nếu quý khách hàng vẫn còn điều chưa rõ hay đã có quyết định tham gia bảo hiểm hãy liên hệ ngay với MSB để được tư vấn tận tình 24/7 hoàn toàn miễn phí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 02:30
Vận may gõ cửa giữa tuần (6-8/11): Top 3 cung hoàng đạo có ước mơ…
Vận mệnh người tuổi Mùi theo ngày sinh: Làm thế nào để thành công?
Dù các bạn có ghét nhau đến đâu thì chỉ cần 1 thủ thuật này…
Tử vi hôm nay: 3 con giáp gặp nhiều may mắn, gặp chuyện vui ngày…
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…