“Luật kinh tế” đối tượng và phương pháp điều chỉnh

Luật Kinh tế là ngành luật điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh và những quan hệ trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đó. Tương ứng với các quan hệ đó, nội dung của luật kinh tế bao gồm hai bộ phận quy phạm pháp luật chính: thứ nhất, những quy định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh; thứ hai, những quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào bản chất của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử mà Nhà nước chú trọng ưu tiên phát triển các quy định về thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc các quy định về quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.

Tuyển sinh Đại học liên thông – Văn bằng 2 ngành Ngôn Trung Quốc

Tuyển sinh Đại học liên thông – Văn bằng 2 ngành Ngôn Ngữ Anh

2020 1405 Luat Kinh Te001

  1. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:

a) Nhóm quan hệ quản lý kinh tế – Nhóm quan hệ quản lý kinh tế là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh.

– Đặc điểm của nhóm quan hệ này:

+ Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình

+ Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng).

+ Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.

b) Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau – Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.

– Đặc điểm:

+ Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh

+Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.

+ Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

+ Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản – quan hệ hàng hoá – tiền tệ.

c) Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau.

Cơ sở pháp lý: Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.

  1. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế

Do luật kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ quản lý kinh tế giữa chủ thể không bình đẳng vừa điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật kinh tế sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau như kết hợp phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận theo mức độ linh hoạt tuỳ theo từng quan hệ kinh tế cụ thể.

Tuy nhiên phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế được bổ xung nhiều điểm mới:

Phương pháp mệnh lệnh trong điều chỉnh pháp lý các hoạt động kinh doanh hầu như không còn được áp dụng rộng rãi. Các quan hệ tài sản với mục đích kinh doanh được trả lại cho chúng nguyên tắc tự do ý chí tự do khế ước.

a) Phương pháp mệnh lệnh Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhóm quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng với nhau. Để phù hợp với đặc trưng của nhóm quan hệ này luật kinh tế đã tác động vào chúng bằng cách quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong phạm vi chức năng của mình có quyền ra quyết định chỉ thị bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh (bên bị quản lý). Còn bên bị quản lý có nghĩa vụ thực hiện quyết định đó.

b) Phương pháp thoả thuận Phương pháp thoả thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể bình đẳng với nhau.

Bản chất của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Luật kinh tế quy định cho các bên tham quan hệ kinh tế có quyền bình đẳng với nhau, thoả thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Điều này có nghĩa là pháp luật qui định quan hệ kinh tế chỉ được coi là hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các bên và không trái với các quy định của nhà nước.

Viện Quản trị sáng tạo tham gia hỗ trợ và tư vẫn pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức

Viện Quản trị sáng tạo – Khoa Ngoại ngữ: tầng 12A, tòa C, tòa nhà Hồ Gươm Plaza, số 102 đường Trần Phú, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 081.6666.119; Website: http://tuyensinhtrungvuong.edu.vn – email: tuyensinh102@gmail.com