Categories: Tổng hợp

Bài cuối: Phân định rõ các khái niệm tài sản và quyền tài sản, đất và quyền sử dụng đất

Published by

Mặc dù đều là những loại vật quyền nhưng giữa quyền sử dụng đất và quyền sở hữu toàn dân về đất đai có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản, cụ thể là:

Thứ nhất, quyền sử dụng đất là quyền phái sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai; quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền có trước và quyền sử dụng đất là quyền có sau. Từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà pháp luật quy định, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân thực hiện việc giao đất cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời với việc giao đất thì Nhà nước phải giao quyền cho người có đất. Nếu như Nhà nước giao đất cho một chủ thể nào đó mà không đồng thời giao quyền sử dụng đất cho họ thì chủ thể này cũng không thể thực hiện được các hành vi mà mình mong muốn đối với đất. Vì vậy, quyền sử đụng đất là quyền phái sinh (bắt nguồn) từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai.

Thứ hai, quyền sở hữu toàn dân về đất đai là vật quyền độc lập còn quyền sử dụng đất là vật quyền phụ thuộc; quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền độc lập nên mang tính đầy đủ, trọn vẹn. Nhà nước có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi lãnh thổ quốc gia bằng việc quy định nội dung của quyền sử dụng đất, quyết định trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể, có quyền thu hồi lại đất đã giao,… trong khi đó, nội dung của quyền sử dụng đất lại bị hạn chế về nhiều mặt như không phải chủ thể nào có quyền sử dụng đất cũng có đầy đủ các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng đất. Ngoài ra, tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất còn thể hiện ở chỗ, khi được Nhà nước giao đất thì các chủ thể phải sử dụng đúng mục đích, không được tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất được giao.

Thứ ba, quyền sở hữu toàn dân về đất đai có tính vô thời hạn trong khi đó quyền sử dụng đất thì lại không. Tính vô thời hạn của quyền sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện ở tính không bị giới hạn về mặt thời gian còn quyền sử dụng đất lại bị giới hạn trong một thời gian nhất định do pháp luật quy định. Ví dụ, thời hạn sử dụng đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là không quá 99 năm hoặc thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê là không quá 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được Nhà nước gia hạn thì quyền sử dụng đất của các chủ thể đương nhiên bị chấm dứt.

This post was last modified on 26/01/2024 02:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago