Mặc dù đều là những loại vật quyền nhưng giữa quyền sử dụng đất và quyền sở hữu toàn dân về đất đai có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản, cụ thể là:
Thứ nhất, quyền sử dụng đất là quyền phái sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai; quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền có trước và quyền sử dụng đất là quyền có sau. Từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà pháp luật quy định, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân thực hiện việc giao đất cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời với việc giao đất thì Nhà nước phải giao quyền cho người có đất. Nếu như Nhà nước giao đất cho một chủ thể nào đó mà không đồng thời giao quyền sử dụng đất cho họ thì chủ thể này cũng không thể thực hiện được các hành vi mà mình mong muốn đối với đất. Vì vậy, quyền sử đụng đất là quyền phái sinh (bắt nguồn) từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
Bạn đang xem: Bài cuối: Phân định rõ các khái niệm tài sản và quyền tài sản, đất và quyền sử dụng đất
Thứ hai, quyền sở hữu toàn dân về đất đai là vật quyền độc lập còn quyền sử dụng đất là vật quyền phụ thuộc; quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền độc lập nên mang tính đầy đủ, trọn vẹn. Nhà nước có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi lãnh thổ quốc gia bằng việc quy định nội dung của quyền sử dụng đất, quyết định trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể, có quyền thu hồi lại đất đã giao,… trong khi đó, nội dung của quyền sử dụng đất lại bị hạn chế về nhiều mặt như không phải chủ thể nào có quyền sử dụng đất cũng có đầy đủ các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng đất. Ngoài ra, tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất còn thể hiện ở chỗ, khi được Nhà nước giao đất thì các chủ thể phải sử dụng đúng mục đích, không được tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất được giao.
Xem thêm : Bị nợ xấu vẫn vay được tiền từ ngân hàng: Có đúng không?
Thứ ba, quyền sở hữu toàn dân về đất đai có tính vô thời hạn trong khi đó quyền sử dụng đất thì lại không. Tính vô thời hạn của quyền sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện ở tính không bị giới hạn về mặt thời gian còn quyền sử dụng đất lại bị giới hạn trong một thời gian nhất định do pháp luật quy định. Ví dụ, thời hạn sử dụng đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là không quá 99 năm hoặc thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê là không quá 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được Nhà nước gia hạn thì quyền sử dụng đất của các chủ thể đương nhiên bị chấm dứt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp