Bảo đảm quyền con người là một trong những chức năng cốt yếu của Nhà nước, mà từ đó Nhà nước được khai sinh. Trong thời đại ngày nay, các thiết chế nhà nước và xã hội đã có những thay đổi quan trọng tương thích với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tuy nhiên chức năng bảo vệ quyền con người vẫn là một trong những nhiệm vụ vĩnh cửu của nhà nước, trong đó, việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy quyền tự do kinh doanh là gì? Có nội dung ra sao? Thực trạng quyền tự do kinh doanh tại Việt Nam như thế nào?
Trong Hiến pháp năm 1992, Điều 57 quy định “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Mặc dù nó còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (tự do trong phạm vi đóng), nhưng so với các quan điểm quản lý kinh tế thời kỳ trước đó, đây vẫn được xem là bước tiến đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam.
Bạn đang xem: Danh mục
Đến Hiến pháp năm 2013, quyền tự do kinh doanh đã có một bước tiến mới, cởi mở hơn với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định bằng luật.
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể trong các nội dung sau đây:
– Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Chủ đầu tư được chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành, trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ đầu tư được phép tiến hành sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó.
– Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh: Chủ đầu tư được tự do quyết định mức vốn đầu tư, nhưng phải đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh một số ngành nghề nhất định như: kinh doanh vàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ…
– Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: Tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư mà chủ đầu tư có thể chọn một loại hình tổ chức kinh tế phù hợp để kinh doanh từ đơn giản như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh đến phức tạp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
– Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn: Chủ đầu tư quyết dịnh việc tăng vốn vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua việc phát hành trái phiếu.
– Quyền tự do hợp đồng: Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng.
– Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài.
Xem thêm : Chấp 1/4 là gì? Những điều bạn chưa biết về tỷ lệ kèo 1/4
– Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh: Nhà đầu tư được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 đã được xây dựng với cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Một điểm nổi bật là hướng tiếp cận mới liệt kê một số ngành nghề cấm kinh doanh, ngoài các ngành nghề này, mọi chủ thể đều có quyền kinh doanh. Ngoài ra, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì cần phải thống kê rõ ràng, minh bạch trong cùng một danh mục để các chủ thể biết để tuân thủ.
Đứng ở góc độ điều hành, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng xem công việc mình đang làm có phù hợp với ngành nghề đã đăng ký hay không, hoặc hợp đồng sẽ hoặc đã ký có bị đối tác kiện ra tòa yêu cầu tuyên vô hiệu với lý do nội dung công việc không nằm trong phạm vi ngành nghề đăng ký hay không. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bỏ tội danh kinh doanh trái phép. Nhà nước chủ trương tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế – dân sự, tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Bởi trước đó, khi áp dụng Điều 159, Bộ luật Hình sự năm 1999, rủi ro pháp lý có thể xảy ra cho bất kỳ chủ doanh nghiệp kinh doanh đa năng, đa ngành nào, vì nguy cơ dễ bị “xét nét” đối mặt tội danh kinh doanh không có đăng ký hoặc kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký.
Ngoài ra, quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn thể hiện ở việc gia tăng các quyền của doanh nghiệp, bao gồm điều tiết nguồn vốn trong kinh doanh, quyền tăng giảm vốn điều lệ (kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), quyền tự do biểu quyết, một doanh nghiệp có nhiều hơn một chức danh giám đốc, quyền được giữ chức danh giám đốc đồng thời cho nhiều doanh nghiệp, quyền tự khắc và quản lý con dấu. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn phương thức bảo hộ, giải quyết các tranh chấp đầu tư ngoài hệ thống cơ quan tư pháp tòa án của một quốc gia, như được chọn cơ chế giải quyết theo trọng tài thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp bảo hộ đầu tư…
Thêm nữa, Trước đây, hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng – 5 triệu đồng theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã không còn quy định việc xử phạt hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nữa. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đăng ký, thông báo về Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi nội dung, thông tin đăng ký doanh nghiệp (thay đổi ngành, nghề kinh doanh…) theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp.
Điều 7 về quyền của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rằng, doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Vậy luật cấm gì?
Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2014 cấm đầu tư kinh doanh trong 6 ngành nghề sau:
+ Kinh doanh ma túy;
+ Kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm;
+ Kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên;
+ Kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Để làm rõ hơn giới hạn cấm này, trong phụ lục 1 và 2, Luật Đầu tư năm 2014 còn liệt kê chi tiết danh mục chất ma túy, danh mục động, thực vật, khoáng vật cấm kinh doanh đầu tư.
* Tuy nhiên, theo quy định pháp luật cũng như trên thực tế kinh doanh quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật không cấm không có nghĩa kinh doanh diễn ra ồ ạt, dễ dàng mà có những ngưỡng ngăn chặn nhất định, cụ thể quyền tự do kinh doanh bị giới hạn bởi các vấn đề sau:
+ Các trường hợp luật cấm kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư 2014
+ Quy định về vốn pháp định
+ Quy định về chứng chỉ hành nghề đối một số ngành liên quan sức khỏe, tính mạng, an toàn con người như kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm, kinh doanh dịch vụ pháp lý.
+ Quy định về giấy phép, áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt mà Nhà nước can thiệp vào quyền tự do kinh doanh để đảm bảo đạt được tôn chỉ, mục đích, ngăn ngừa sai phạm ảnh hưởng nghiêm trọng và thường có liên quan đến lợi ích quốc gia trong đó, như kinh doanh vàng, ngoại hối, casino
+ Quy định về những điều kiện chung áp dụng đối với một số ngành nghề dịch vụ như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ đối với kinh doanh khách sạn, nhà hàng…
Các ngưỡng chặn này đã được cụ thể hóa thành 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nêu tại Phụ lục 4 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư. Về lý thuyết, ngoài các ngưỡng chặn này, doanh nghiệp được kinh doanh mọi ngành nghề. Tuy nhiên, trên thực tế quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh, quyền tự do kinh doanh không hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp. Việc tự do kinh doanh mọi ngành nghề vẫn bị giới hạn bằng biện pháp và thủ tục hành chính.
Hotline: 098.1214.789
Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/04/2024 09:17
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…