“Rắn lục xanh cắn có sao không” là một câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Câu trả lời sẽ là có bởi vì rắn lục xanh là một loài cực độc, có thể gây chết người nếu lượng nóc độc tương đối nhiều. Thông thường, người bị rắn lục cắn sẽ có các biểu hiện sau:
Ở vị trí vết thương, phần bị thương sẽ nhanh chóng sưng phồng, cảm thấy vô cùng đau đớn, vết thương sẽ chảy máu không ngừng.
Bạn đang xem: ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN
Xung quanh vết thương sẽ xuất hiện bọng nước, thậm chí có máu ở bên trong.
Phần da thịt xung quanh quanh vết thương sẽ mau chóng bị độc thâm nhập và chuyển dần sang màu đen.
Kích thước của vết thương sẽ ngày càng tăng dần. Tốc độ này còn chịu phụ thuộc ở độ sâu vết cắn, lượng nọc độc cũng như chất lượng độc của từng loài.
Khi bị rắn lục cắn sau vài giờ, cơ thể sẽ cảm thấy đau nhức lan ra từ vết cắn đến tận tứ chi, vết thương ngày càng sưng to, tím tái. Lúc này, chất độc đã lan sang hệ tuần hoàn và não bộ của nạn nhân.
Nạn nhân sẽ mau chóng có triệu chứng chóng mặt, lơ mơ kèm theo đó là chảy máu chân răng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rắn lục xanh là một loài rắn độc còn được biết với tên danh xưng Trimeresurus stejnegeri, thuộc họ nhà rắn hố má. Chúng có chứa nọc độc Hemotoxin cực kỳ mạnh và có khả năng giết chết một con trâu trưởng thành.
Chất độc của rắn lục xanh sẽ giảm dần đều từ sáng đến chiều tối. Chất độc này mạnh nhất vào sáng sớm và sẽ giảm dần vào đêm khuya. Mặc dù, rắn độc xanh được xếp hàng là một loài cực độc, cần mau chóng tránh xa khi nhìn thấy chúng nhưng hiện nay, số lượng người tử vong do rắn lục lại không có nhiều.
Xem thêm : Enzim tiêu hóa là gì? Công dụng và vai trò đối với sức khỏe
Xem thêm: Ong vò vẽ đốt có sao không và hướng dẫn phương pháp xử lý đúng cách
Rắn lục xanh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1925. Hiện nay, chúng đã phân bố rộng khắp trên thế giới và tập trung chủ yếu ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia,…
Ở Việt Nam, chúng thường được tìm thấy ở các khu vườn cà phê rộng lớn, trên các tụ tiêu thuộc vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, người dân đã sử dụng thuốc trừ sâu để xua đuổi chúng đến các vùng lân cận.
Loài sinh vật này thường thích sống ở những nơi ẩm ướt, rậm rạp, nơi có nhiều cây cối, bụi cỏ. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp chúng trên cành cây, ven bờ ao, bờ mương. Khi đi vào các khu rừng, nơi có nhiều cây cối um tùm, các bạn cần chú ý để tránh bị rắn lục tấn công.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là vẻ bề ngoài của chúng. Rắn lục xanh được phủ một lớp màu xanh lá cực kỳ nổi bật ở bên ngoài. Chúng có kích thước không quá to nhưng cũng không quá dài. Nó có chiều dài trung bình từ 40 – 50cm đối với con trưởng thành. Bên cạnh có màu xanh, nó còn có thêm những đường màu đen, trắng chạy dọc cơ thể theo lớp vảy của chúng.
Điều thú vị là, rắn lục xanh có cái đầu khá to, trông giống như một tam giác, phình to ra 2 bên mang tai và sẽ nhọn dần về phía mỏ. Đôi mắt của chúng đa dạng màu sắc khác nhau, chúng ta có thể nhìn thấy như màu đỏ, màu vàng hay nâu. Ở giai đoạn trưởng thành, bụng dưới của rắn lục xanh sẽ chuyển dần sang màu vàng.
Rắn lục xanh thường thích đi săn vào ban đêm bởi vì chúng có một thị lực vô cùng kém dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Thế nên, người ta vẫn thường gọi đây là “sát thủ ban đêm”.
Thông thường, rắn lục xanh sẽ săn các loài động vật nhỏ khác như ếch, nhái, chim, trứng, thằn lằn hay các con rắn nhỏ. Đôi khi, chúng sẽ tấn công cả con người hay những động vật lớn hơn (trâu, bò, lợn, cừu,…) khi nó cảm thấy sự nguy hiểm. Chúng có vết cắn là 2 dấu răng, cách nhau khoảng 2cm.
Phần lớn các loài rắn hiện nay sẽ đẻ trứng nhưng rắn lục xanh lại tương đối khác, chúng sẽ đẻ con. Chúng ta có thể kể tên các loài rắn cùng chung đặc điểm với chúng như rắn biến, rắn bông súng, rắn lục mép trắng,…
Xem thêm : Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh tốt và an toàn hiện nay
Hằng năm, rắn lục xanh sẽ đẻ từ 1 – 2 lứa, mỗi lứa sẽ khoảng từ 2 – 5 con. Mùa sinh sản của loài này sẽ vào mùa xuân hoặc mùa mưa. Đây cũng là khoảng thời gian có lượng thức ăn dồi dào nhất, giúp cho chúng có đủ chất dinh dưỡng trong mùa sinh sản. Các con con sau khi được sinh ra sẽ tự đi kiếm mối, không có chăm sóc hay nuôi dưỡng từ bố mẹ của chúng.
Theo các chuyên gia y tế, khi chúng ta bị rắn cắn cần mau chóng tiến hành sơ cứu để tránh sự xâm nhập của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn. Điều này sẽ giúp hạn chế được triệu chứng nguy hiểm, bảo vệ được tính mạng nạn nhân. Sau khi sơ cứu xong, cần mau chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế hay trung tâm bệnh viện gần nhất để tiến hành điều trị kịp thời. Chúng ta sẽ tiến hành các bước sơ cứu như sau:
Khi phát hiện ra có người bị rắn lục cắn, chúng ta cần mau chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực. Đồng thời sẽ liên tục đưa những lời an ủi, động viên để người bệnh giữ bình tĩnh, hạn chế được độc tính phát ra xung quanh.
Các bạn cần nhanh chóng cắt bỏ tay áo, ống quần bó sát vào vùng bị cắn. Sau đó, tháo bỏ hết các trang sức trên người để khi xuất hiện triệu chứng sưng nề sẽ không gây chèn ép. Ngay sau đó, các bạn sẽ gọi đến trạm y tế gần nhất để được nhận lời tư vấn và hỗ trợ.
Sau khi bị rắn lục tấn công, các bạn không được để nạn nhân cử động hay đi lại quá nhiều. Lúc này, các bạn sẽ để bệnh nhân nằm yên với tư thế để vết cắn thấp hơn tim và giữ bất động ở tư chi. Việc làm này sẽ giúp hạn chế được nọc độc đi vào hệ tuần hoàn, gây phá hỏng các cơ quan như tim, não, phổi,…
Các bạn có thể sử dụng băng chun hoặc vải để quấn tương đối chắt từ đầu ngón tay, ngón chân đến tận gốc tứ chi của vùng bị cắn. Khi băng, chúng ta cần lưu ý không được băng quá chặt để tránh tình trạng thiếu máu ở các vùng đầu chi.
Các bạn tuyệt đối không được rạch, chích vết rắn cắn để ép chất độc ra ngoài. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng mất máu cấp tính do bệnh nhân bị chảy máu nhưng không cầm được. Tại các vết rắn cắn, các bạn không nên đắp các loại lá để tránh tình trạng nhiễm trùng. Chúng ta không được băng ép vết thương bởi vì sẽ làm nguy cơ thâm nhập nọc độc vào máu của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân bị kích thích do quá đau đớn thì chúng ta có thể cho uống paracetamol để giúp giảm đau tức thì. Sau khi nhân viên y tế, các bạn sẽ hỗ trợ, vận chuyển bệnh nhân đến các phương tiện y tế chuyên dụng. Đối với trường hợp nhân viên y tế chưa đến sau khi đã thực hiện sơ cứu xong, các bạn có thể tự vận chuyển bệnh nhân bằng cách gây bất động tứ chi, để vết thương ở dưới tim, đồng thời sẽ để thõng chân, tay nếu vết cắn ở đầu chi.
Tóm lại, vieclam123.vn đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi rắn lục xanh cắn có sao không. Mong rằng, với các thông tin trên, các bạn sẽ biết cách xử lý khi bị rắn lục xanh tấn công. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với các bạn trong các bài viết tiếp theo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/03/2024 17:41
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024