Categories: Tổng hợp

[GIẢI MÃ] Bị rết cắn có sao không và cách trị HIỆU QUẢ nhất

Published by

Rết là loài động vật chân đốt, trong rết có chứa nọc độc săn mồi và ăn thịt hầu hết những loài động vật không có xương sống khác. Một số loài rết có thể tấn công, giết chết những loài động vật có vú nhỏ, có cả dơi và các loại động vật lưỡng cư hay rắn.Vậy bạn có biết bị rết cắn có sao không, nếu bạn chưa biết thì hãy để Việt Thống chia sẻ cho các bạn nhé.

Bị rết cắn có sao không

Phần đầu của con rết có một cặp nanh vuốt dài chứa một loại nọc độc. Khi rết tấn công con mồi hay kẻ thù thì chất độc này sẽ đi theo cặp vuốt mà truyền vào cơ thể của nạn nhân.

Rất nhiều người thắc mắc rằng rết nhà có nọc độc không thì câu trả lời là có. Trước khi tìm hiểu về những cách trị rết cắn thì bạn hãy cùng Việt Thống tìm hiểu về những biểu hiện cụ thể khi bị nhiễm nọc độc do rết cắn.

Nếu mà bị rết cắn thì người bị cắn sẽ có những biểu hiện của nhiễm độc. Những trường hợp nhẹ, nọc độc của rết chỉ gây nên tình trạng dị ứng trên da, cách sơ cứu là chỉ cần sát khuẩn bề mặt da chỗ rết cắn và theo dõi, nếu không có vấn đề gì thì sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian.

Những triệu khi bị rết cắn

Khi một con rết thấy bị đe dọa, thì nó sẽ cắn xuyên qua da bằng những đầu nhọn của chân gần đầu, đây được gọi là chân châm. Sau khi cắn, vết rết cắn trông như thế nào thì rất đa dạng, đa phần vết cắn trông như hai vết đỏ trên da, tạo hình chữ V do vị trí các đốt của con rết.

Triệu chứng tại chỗ.

  • Vị trí cắn thường ở tay, chân. Đôi khi có thể bị ở vị trí nguy hiểm như vùng cổ họng.
  • Đau cục bộ, vùng da sưng và đỏ.
  • Chảy máu tại chỗ cắn.
  • Cảm giác ngứa hoặc rát bỏng.
  • Tê, ngứa ran và đau vùng bị cắn.
  • Vết đỏ trên da.
  • Nhiễm trùng cục bộ vị khu vực bị cắn, hoại tử.
  • Sưng các hạch bạch huyết.

Triệu chứng toàn thân:

Sốc phản vệ với các mức độ khác nhau xảy ra sau vài phút. Bệnh nhân cần phải biết và nhập viện sớm.

Trường hợp I

Chỉ có triệu chứng ngoài da như: Mày đay,ngứa, phù mạch

Trường hợp II

  • Mày đay, ngứa và phù mạch xuất hiện.
  • Bệnh nhân sẽ có triệu chứng tức ngực, khó thở, thở rít.

Trường hợp III

  • Đau bụng quặn và nôn. Huyết áp hạ có thể chưa tụt hoặc tăng trong giai đoạn đầu.
  • Không có rối loạn ý thức.
  • Đường thở: Thở rít thanh quản.
  • Thở nhanh, khò khè, rối loạn nhịp, tím tái.
  • Tuần hoàn: Tay chân lạnh, huyết áp hạ khó đo.
  • Rối loạn ý thức, bệnh nhân hôn mê, rối loạn cơ thắt.
  • Triệu chứng thần kinh: Xảy ra do độc tố của rết đã vào đến hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức sau bị cắn.

Một số biến chứng thường gặp khác như:

  • Thiếu oxy cơ tim, nhồi máu cơ tim.
  • Hội chứng tiêu cơ vân.
  • Rối loạn đông máu
  • Nhiễm trùng hoại tử

Cách trị bệnh rết cắn

Không có thuốc nào giải độc đặc hiệu cho nọc độc của rết. Bị rết con cắn thì phải làm sao, mời bạn đọc những dòng sau:

Khi có những dấu hiệu của phản vệ thì cần xử trí kịp thời theo phác đồ phản vệ.

Điều trị tại chỗ:

  • Sát khuẩn tại chỗ cắn nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bất động vùng chi bị cắn và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất
  • Không chích, rạch hay hút máu hoặc đắp các loại lá thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan của độc tố.
  • Ngoài ra bị rết cắn kiêng ăn gì là điều không cần thiết bạn nhé.

Điều trị toàn thân:

  • Những điều sau đây chỉ nên được thực hiện ở cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu chống độc
  • Tiêm SAT và VAT để dự phòng uốn ván.
  • Bạn có thể sẽ được dùng thuốc kháng histamin hay corticosteroid các loại thuốc chống lo âu.
  • Kháng sinh được dùng khi có những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.
  • Điều trị những biến chứng nặng khác của quá trình nhiễm độc nếu có như: Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, hội chứng suy hô hấp tuần hoàn, hội chứng tiêu cơ vân…

Bài viết trên đã chia sẻ kiến thức về bị rết cắn có bị sao không và cũng như cách trị khi bị cắn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống thường ngày.

Để phòng ngừa tình trạng bị rết cắn cho những người thân trong gia đình, bạn nên lắp đặt cho mình cửa lưới chống muỗi chính hãng của Việt Thống, cửa lưới chống muỗi không chỉ chống được muỗi mà còn chống được con vật bò sát như rắn, rết, bọ cạp và những con vật khách gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho gia đình mình.

This post was last modified on 02/02/2024 03:03

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago