Do liên tục cập nhật luật về thuế nên nhiều doanh nghiệp có thắc mắc và đặt câu hỏi “Có bắt buộc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, dịch vụ kế toán TinLaw xin gửi đến bài viết dưới đây.
Phân biệt mã số thuế và mã số địa điểm kinh doanh
Trước khi trả lời cho câu hỏi “Có bắt buộc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh không?” thì phải hiểu về mã số thuế và mã số địa điểm kinh doanh.
Bạn đang xem: Có bắt buộc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh không?
1. Mã số thuế là gì?
Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rằng:
“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.”
Như vậy, mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.”
Mã số thuế được cấu trúc như sau:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối với mã số thuế cấp cho người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân và cá nhân kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.
2. Mã số địa điểm kinh doanh
Xem thêm : Mách bạn cách chăm sóc răng miệng bằng dầu dừa
Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. Như vậy mã số địa điểm kinh doanh sẽ đánh thứ tự các địa điểm kinh doanh được thành lập của doanh nghiệp nhằm kiểm soát các địa điểm kinh doanh này.
Mã số địa điểm kinh doanh khác mã số thuế vậy đăng ký mã số địa điểm kinh doanh không đồng nghĩa với đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh.
Có bắt buộc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh không?
Theo quy định trước đây tại Công văn 3200/TCT-KK ngày 12/08/2019 và Công văn 3202/TCT-KK ngày 20/08/2019 của Tổng cục thuế doanh nghiệp sẽ đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh như sau: được cấp mã số thuế 13 số để thực hiện kê khai thuế.
“2. Về đăng ký thuế:
Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11-MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Để làm rõ đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh không thì theo hướng dẫn tại Công văn 1269/TCT-KK năm 2022 về xử lý mã số thuế đã cấp cho địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo Công văn 3200/TCT-KK năm 2019 do Tổng cục Thuế ban hành:
“Căn cứ các quy định nêu trên, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế rà soát tình hình kê khai nộp thuế, sử dụng hóa đơn của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế 13 số theo công văn số 3200/TCT-KK trên địa bàn quản lý, nếu địa điểm kinh doanh không thuộc trường hợp trực tiếp kê khai nộp thuế hoặc thuộc trường hợp kê khai nộp thuế qua trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định hiện hành thì Cục Thuế quyết định việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo địa điểm kinh doanh phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 105/2020/TT-BTC.”
Mã số thuế 13 số cấp cho địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh nên việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy, từ Công văn 1269/TCT-KK năm 2022 thì địa điểm kinh doanh không trực tiếp kê khai nộp thuế hoặc kê khai nộp thuế qua trụ sở chính doanh nghiệp thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước đó của địa điểm kinh doanh. Hiện nay theo Thông tư 105/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ 17/01/2021) không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh.
Do vậy, từ 17/01/2021 không bắt buộc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh, thay vào đó địa điểm kinh doanh sẽ sử dụng mã số thuế của công ty/chi nhánh chủ quản để tiến hành kê khai nộp thuế.
Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh
Bên cạnh câu hỏi “Có bắt buộc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh không?” thì bên đó có những câu hỏi khác liên quan như:
Địa điểm kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Trả lời: Địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Vì Luật doanh nghiệp 2014 quy định về địa điểm kinh doanh tại Khoản 3 Điều 45 như sau:
“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Căn cứ quy định tại Điều 74 BLDS 2015, một tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện:
- Được thành lập hợp pháp;
- Phải có cơ quan điều hành;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác;
- Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập.
Như vậy, địa điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên: không có tài sản riêng, kinh doanh không độc lập, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh kê khai nộp những loại thuế nào?
Trả lời: Các loại thuế mà địa điểm kinh doanh phải kê khai nộp bao gồm:
- Lệ phí môn bài
- Thuế GTGT
- Thuế TNDN
Địa điểm kinh doanh và chi nhánh có khác nhau không?
Trả lời: Địa điểm kinh doanh và chi nhánh là 2 đơn vị khác biệt nhau. Đầu tiên về mặt ý nghĩa:
- Chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền
- Địa điểm kinh doanh chỉ thực hiện được chức năng kinh doanh.
Thứ hai về thức hạch toán, con dấu, phạm vi thành lập, kế toán và kê khai thuế:
Về hình thức hạch toán:
- Chi nhánh được lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập
- Địa điểm kinh doanh hình thức hạch toán hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ.
Về con dấu:
- Chi nhánh được phép khắc con dấu riêng
- Địa điểm kinh doanh không được khắc con dấu riêng
Xem thêm: Nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh cho doanh nghiệp? để rõ hơn về vấn đề này.
Qua bài viết trên, Pháp luật chưa có quy định bắt buộc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh mà thay vào đó địa điểm kinh doanh sẽ sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp, chi nhánh phụ thuộc để thực hiện kê khai nộp các loại thuế. Nếu quý doanh nghiệp còn những thắc mắc hay cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp