Sau khi trẻ rụng dây rốn vẫn cần can thiệp vệ sinh. Vậy trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần làm gì? Mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có phương pháp chăm sóc phù hợp cho con.
Thông thường, thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong 1-2 tuần đầu. Khoảng thời gian này nếu mẹ không vệ sinh sạch, rốn trẻ có thể nhiễm trùng. Vậy rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng nên làm gì? Dưới đây là cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng để tránh nhiễm trùng.
Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần làm gì MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
Trẻ rụng dây rốn vẫn cần vệ sinh sạch sẽ. Bởi khi mới rụng bộ phận này vẫn còn chưa khô, có thể sẽ bị nhiễm trùng nếu không làm sạch đúng cách. Do đó mỗi ngày mẹ hãy dùng tăm bông sạch tẩm cồn hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, lau quanh rốn và vùng da xung quanh bán kính 5cm. Thứ tự lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài và thay bông gòn cho đến khi sạch.
Trẻ sơ sinh rụng rốn cần làm gì? Đáp án không thể bỏ qua đó là luôn giữ gốc rốn khô, sạch. Việc để rốn tiếp xúc với không khí sẽ giúp rốn được khô thoáng, nhanh rụng. Do đó, với trẻ mới rụng dây rốn mẹ chỉ cần để rốn phơi khô thoải mái, không băng gạc, tránh nhiễm trùng khiến rốn lâu khô.
Trẻ sau khi rụng dây rốn có thể tắm rửa, ngâm mình trong nước. Tuy nhiên, mẹ không nên để con ngâm mình quá lâu. Ngoài ra, sau khi tắm xong mẹ nên sử dụng khăn mềm lau người cho bé, đảm bảo rốn được khô thoáng.
Với bé mới rụng dây rốn mẹ nên ưu tiên lựa chọn những bộ quần áo rộng, thoáng. Sử dụng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Hạn chế việc dùng quần áo bó sát khiến con bị đau.
Sau khi vệ sinh vùng kín cũng như thay tã cho con mẹ nên gấp phần cạp tã xuống dưới để tránh cọ sát vào rốn của bé. Tuyệt đối không được tự ý cắt, bứt rốn ngay cả khi sắp rụng.
Xem thêm : Giá tiêu hôm nay 15/3: Giá tăng mạnh, nông dân “thắng lớn”, lãi 400 triệu/ha
Mẹo dân gian cho rằng, lưu trữ cuống rốn sẽ giúp trẻ nhỏ dễ nuôi, lớn lên khỏe mạnh, xinh đẹp. Dưới đây là một số mẹo dân gian khi lưu cuống rốn giúp trẻ thông minh.
Cuống rốn rụng treo ở đâu? Một trong những mẹo bảo quản cuống rốn của trẻ sơ sinh được nhiều mẹ bỉm áp dụng đó là để lên bóng đèn hoặc gương với hy vọng trẻ sẽ thông minh, sáng dạ.
Với cách này, mẹ chỉ cần phơi khô cuống rốn, sau đó cho vào chiếc lọ thủy tinh, rồi đậy kín nắp, cất ở đầu giường.
Một mẹo lưu giữ cuống rốn khác được nhiều mẹ bỉm áp dụng đó là chôn trong vườn hoa. Mẹ có thể chôn cùng nhau thai hoặc cuống rốn của các bé lớn trong nhà. Theo dân gian, như vậy tình cảm anh chị em trong nhà sẽ thân thiết hơn.
Sau khi cuống rốn của trẻ sơ sinh rụng nếu không chăm sóc kỹ lưỡng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Dưới đây là những vấn đề mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải trong giai đoạn này.
Là tình trạng máu ở cuống rốn bị chảy sau rụng. Trường hợp bình thường máu sẽ tự cầm khi được thấm bông sạch. Trường hợp máu chảy dai dẳng nhiều hơn 3 lần hoặc kéo dài trên 1 phút thì cần đưa bé khám ngay.
Dỉ dịch hoặc mủ là dấu hiệu thường gặp ở rốn nhiễm trùng. Nếu không kịp thời cứu chữa bé sẽ có thể gặp nguy. Để hạn chế tình trạng này quá trình chăm sóc rốn sau rụng mẹ cần giữ gìn khô thoáng, không bôi kháng sinh hoặc thuốc sát trùng.
Trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần làm gì mẹ có thể thấy nếu không vệ sinh sạch sẽ bé sẽ có thể nhiễm trùng. Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng này như vùng da xung quanh sưng, đỏ, chảy máu. Những trường hợp này cần phải điều trị bằng thuốc kết hợp vệ sinh rốn đúng. Tốt nhất là nên điều trị ở bệnh viện nếu trẻ nhiễm trùng nặng.
Xem thêm : 13 cách tẩy keo 502 dính trên tay & các đồ vật hiệu quả, an toàn
Đây là tình trạng chân rốn xuất hiện các mô màu đỏ. Nếu không điều trị tích cực rốn trẻ sẽ bị rỉ dịch kèm viêm kéo dài. Một số phương pháp can thiệp hiện nay như bôi thuốc, uống thuốc, đốt điện,…
Là tình trạng rốn có khiếm khuyết ở cơ bụng dưới, tạo thành lỗ hổng cho quai ruột chui lên. Kích thước khối thoát vị sẽ to hơn khi trẻ quấy khóc và xẹp lại khi trẻ nằm yên. Thông thường thoát vị sẽ không gây đau và tự nhỏ dần sau khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp con cần can thiệp phẫu thuật nếu khối thoát vị quá lớn và vẫn tồn tại sau 4 tuổi.
Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn nếu bị nhiễm trùng mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn, trường hợp này mẹ còn cần phải áp dụng biện pháp vệ sinh rốn dưới đây.
Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần làm gì bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp. Trường hợp bé có các dấu hiệu lạ như chảy mủ, có mùi, trẻ bị sốt cao, bỏ ăn, quấy khóc mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
Có thể mẹ quan tâm:
👉 Trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu phải làm sao?
👉 Rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng có mủ có nguy hiểm không?
👉 Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/02/2024 05:23
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024