Chim bìm bịp thường sống ở sông suối, nơi có nhiều bụi cây rậm rạp. Theo y học cổ truyền, thịt bìm bịp có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, bổ thận dương, tiêu ứ huyết, giảm đau, tiếp cốt. Dùng trong các trường hợp thận dương suy yếu gây chứng liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm. Ngoài ra, còn dùng khi bị gãy xương, giúp cho xương chóng liền hoặc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, đau gối… Đặc biệt, chim bìm bịp ngâm rượu sẽ tăng tác dụng bổ thận tráng dương, giúp quý ông sung mãn.
Cách chế rượu bìm bịp
Bạn đang xem: Rượu bìm bịp chữa di tinh
Xem thêm : Hợp đồng dân sự là gì? 06 loại hợp đồng dân sự chủ yếu
Bìm bịp vặt lông, mổ bỏ tạng phủ, không nên dùng nước để rửa mà lấy rượu gừng (30g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, ngâm trong 100ml rượu 35- 40%) để lau sạch máu và các vết bẩn, để khô. Ngâm rượu 3 lần. Lần đầu dùng rượu 60 độ, đổ ngập, ngâm trong 3 tháng; lần 2 dùng rượu 35- 40 độ ngâm trong 2 tháng, lần 3 dùng rượu 35 – 40 độ ngâm trong 1 tháng. Gộp dịch chiết của 3 lần lại. Do món ăn khoái khẩu của bìm bịp là rắn nên nhiều khi người ta còn cho bìm bịp ăn rắn, sau 3 ngày mới mang đi ngâm ngượu, hy vọng sẽ tăng thêm tác dụng bổ thận tráng dương của bìm bịp.
Mặt khác, để tăng tác dụng có thể ngâm bìm bịp với cá ngựa; hoặc bìm bịp với cá ngựa và tắc kè; hoặc bìm bịp với rắn (1 con hổ mang, 1 con cạp nong, 1 con cạp nia, 1 con rắn ráo, 1 con hổ trâu hoặc một con dọc dưa). Khi ngâm rượu bìm bịp với cá ngựa và tắc kè, mỗi loại cũng dùng một đôi, một con đực, một con cái. Nếu ngâm bìm bịp với rắn, cần tính trọng lượng của các đôi bìm bịp cân bằng với trọng lượng của cả bộ ngũ xà.
Xem thêm : Top 21+ kiểu tóc cho mặt dài cực xinh hot rần rần chị em không thể bỏ qua
Cũng có thể ngâm các loại nguyên liệu trên vào một bình. Đồng thời có thể ngâm một bình rượu thuốc gồm hà thủ ô đỏ, ba kích, nhục thung dung, mỗi vị 200g; sâm cau 100g, huyết giác 20g; đại hồi hoặc tiểu hồi, trần bì, mỗi vị 10g. Nếu ngâm với rắn thì bỏ tiểu hồi và thay bằng 50g thiên niên kiện. Ngâm trong rượu trắng 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần thuốc/ 5 – 8 phần rượu. Ngâm 3 lần. Lần 1 ngâm 1 tháng, lần 2 ngâm 3 tuần, lần 3 ngâm 2 tuần. Gộp dịch thuốc của các lần ngâm lại rồi pha chế theo tỷ lệ 1:1 (một phần rượu bìm bịp hoặc rượu bìm bịp – tắc kè và cá ngựa hoặc bìm bịp – rắn với một phần rượu thuốc) hoặc tỷ lệ 1:2. Rót từ từ rượu bìm bịp vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh bị tủa. Có thể pha thêm ít đường trắng cho dễ uống. Lượng rượu thành phẩm có được phải gấp khoảng 8-10 lần trọng lượng của nguyên liệu động vật đem ngâm. Nên dựa theo tiêu chí này để phối hợp với rượu thuốc cho phù hợp.
Cách dùng rượu bìm bịp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/03/2024 15:50
Con số may mắn hôm nay 21/11/2024 theo tuổi: Tìm con số MAY MẮN giúp…
Tử vi thứ Năm ngày 21/11/2024 của 12 con giáp: Chuột nhiệt tình, Hổ xung…
5 tuổi mắt đỏ hoe, chuẩn bị có LỢI NHUẬN NHÂN ĐÔI cả danh lẫn…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…