Categories: Tổng hợp

Bốc bát hương gia tiên: Sắm lễ, văn khấn và cách bốc bát hương

Published by

Bốc bát hương gia tiên không chỉ thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn đế ông bài gia tiên mà còn nhằm xin phép, báo cáo gia tiên cho mọi chuyện được thuận lợi, bát hương được yên ngôi chính vị và có linh khí. Hãy cùng Vạn An Lộc tìm hiểu tất tần tật về cách bốc bát hương gia tiên.

Bát hương gia tiên là sợi dây kết nối vô hình giữa con cháu ở dương thế với ông bà tổ tiên đã khuất. Việc bốc bát hương gia tiên và thờ cúng chu đáo thể hiện lòng thành kính, thành tâm của con cháu đối với đấng bề trên. Đồng thời đây còn là đạo lý của truyền thống uống nước nhớ nguồn/ ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Trong bài viết này, Vạn An Lộc sẽ gợi ý đến các gia chủ về cách sắm lễ và văn khấn bốc bát hương gia tiên, cách thức thực hiện và những lưu ý quan trọng.

1. Sắm lễ bốc bát hương gia tiên

  • Con gà lễ
  • Chai rượu trắng nửa lít
  • Đĩa ngũ quả
  • Trầu, cau 3 lá và 3 quả có cành dài và đẹp
  • Nậm gạo – muối – nước
  • 9 bông hoa hồng tươi
  • Chè khô và bao thuốc lá
  • Đinh tiền vàng (thường là 5 đĩnh)

Sắm lễ bốc bát hương gia tiên cần tùy tâm và điều kiện của mỗi gia đình

2. Văn khấn bốc bát hương gia tiên

Dưới đây là nội dung văn khấn bốc bát hương gia tiên. Khi thực hiện khấn, người thực hiện cần giữ thái độ nghiêm túc, thành tâm, thành kính nhất.

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.

– Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh dòng họ………………

Hôm nay là ngày …. tháng ….. năm …. Dương lịch tức ngày …. tháng… năm…

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại (đọc rõ số nhà, phường xã, quận huyện, thành phố) cùng toàn gia quyến.

Tín chủ thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính trình chư vị Thần Linh, hội đồng Gia Tiên dòng họ… và hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …

Con xin phép làm lễ bốc bát hương mới, chúng con kính xin các Ngài phù trì cho chúng con luôn được bình an, tài lộc vượng tiến, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, gia đạo hưng long, âm phù dương trợ.

Con xin kính thỉnh Thành Hoàng Bản Thổ Thần Linh Thổ Địa chư vị tôn thần linh ứng về an vị tại nơi đây.

Con xin kính lạy hội đồng gia tiên dòng họ …, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới, kính xin các cụ linh ứng về an vị và phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, kim ngọc mãn đường, cầu được ước thấy.

Con kính lại lạy hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …. linh ứng về an vị tại nơi đây, phù hộ độ cho chúng con toàn gia an lạc, bình an, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Trước bản tọa chư vị tôn thần cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lại xin tạ ơn Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh, gia tiên dòng họ ………, hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …… cúi xin thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Gia đình chúng con xin cảm tạ!

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được hóa vàng tiến mã kính biếu các Ngài, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Người thực hiện bốc bát hương cần thành tâm, thành kính

3. Các bước bốc bát hương gia tiên

  • Sau khi cúng xong, gia chủ tiến hành rút chân nhang và lấy bát hương cũ xuống, bỏ hết tro nếp ra.
  • Đối với bát hương cũ, khi không sử dụng nữa thì tốt nhất bạn nên đập nhỏ bát hương cũ ra và mang đi chôn.
  • Gia chủ lấy giấy vàng cúng nhập trạch để hơ lửa xung quanh bát hương
  • Sau đó một người đại diện gia đình dùng tay che đôi mắt rồng trên bát hương và tiếp tục hơ lửa xung quanh.
  • Khi hơ lửa xong, lấy một tờ giấy vàng chà sát bên trong và bên ngoài bát hương.
  • Cuối cùng cho cốt bát hương bao gồm tro rơm nếp hoặc cát và Thất Bảo vào là xong.

4. Lưu ý khi bốc bát hương gia tiên

4.1. Chọn bát hương gia tiên

Bát hương không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có giá trị về tinh thần. Bát hương có đẹp, đảm bảo chất lượng thì nơi thánh ngự của gia tiên mới được yên ổn. Do đó, khi bốc bát hương gia tiên, gia chủ cần lưu ý lựa chọn bát hương được làm từ vật liệu tốt như gốm sứ, đồng… Đây là hai dòng vật liệu chất lượng cao, có độ bền theo thời gian và hợp phong thủy trên bàn thờ khi kết hợp với các đồ cúng khác.

Ngoài ra, về mặt phong thủy, màu sắc bát hương hợp mệnh, hợp tuổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh vượng, công danh sự nghiệp của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Do đó, khi lựa chọn mua bát hương, bạn cần lưu ý chọn màu bát hương theo ngũ hành như:

  • Mệnh Kim nên chọn mua bát hương màu vàng, trắng (hoặc màu nâu đất, vàng hoàng thổ).
  • Mệnh Mộc nên chọn mua bát hương màu đen, xanh nước biển (hoặc màu xanh lá cây, màu gỗ).
  • Mệnh Thủy nên chọn mua bát hương màu đen, trắng, xanh dương.
  • Mệnh Hỏa nên chọn mua bát hương màu đỏ, cam, hồng, tím, xanh lá cây.
  • Mệnh Thổ nên chọn mua bát hương màu đỏ, hồng, tím, nâu đất, vàng sậm.
Lựa chọn bát hương đẹp giúp việc thờ cúng trở nên ý nghĩa và suôn sẻ hơn

4.2. Cách ghi tờ dị hiệu bát hương gia tiên

Tờ dị hiệu là vật phẩm bắt buộc phải có trong cốt bát hương. Tờ giấy này nhằm mục đích ghi tên người đã mất trên đó. Đây là một tờ giấy vàng được thực hiện bởi các sư thầy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự viết tờ dị hiệu nhưng cần thực hiện đúng nghi lễ.

Khi bốc bát hương gia tiên, gia chủ sẽ ghi trên tờ giấy dị hiệu là: “Phụng thờ sẽ bao gồm: Đại nội ông bà, tổ tiên, dòng họ trong gia đình cùng với chư vị chân linh.”

4.3. Bộ thất bảo của bát hương gia tiên

Bên cạnh tờ dị hiệu thì cốt thất bảo cũng là vật phẩm không thể thiếu khi bốc bát hương gia tiên. Theo đó, đây là vật linh ứng trong bát hương vô cùng quan trọng.

Bộ Cốt thất bảo đầy đủ bao gồm: thiếc vàng, thiếc bạc, ngọc trai, đá mã não, san hô đỏ, hổ phách…

Như vậy bài viết trên đã giúp giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về cách bốc bát hương gia tiên bao gồm: Sắm lễ, văn khấn, cách bốc bát hương và những lưu ý quan trọng. Hy vọng qua những kiến thức này, gia chủ sẽ không lúng túng hoặc mắc phải những sai lầm khi bốc bát hương gia tiên.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 21:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp vượng công danh ngày 5/11/2024, tha hồ bộc lộ năng lực

Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG lấy may

Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…

18 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Dần hoang mang, Tuất áp lực

Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…

18 giờ ago

4 con giáp càng cứng đầu càng thiệt thân, mất phương hướng trong 2 tháng tới

4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…

21 giờ ago