Mì tôm là món ăn khoái khẩu của không ít người, trong đó có cả những mẹ sau sinh. Thắc mắc mẹ sau sinh ăn mì tôm được không nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em. Về cơ bản, phụ nữ sau sinh cần được bổ sung vào thực đơn ăn uống nhiều dưỡng chất: chất xơ, đạm, vitamin, khoáng chất, omega… để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và có nguồn sữa chất lượng cho con bú. Trong khi đó, 1 gói mì tôm 75g trung bình sẽ chứa 51.4g carbohydrate, 6.9g protein, 13g chất béo, năng lượng 350 calo. Có thể thấy mì tôm khá nghèo dinh dưỡng, không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mẹ sau sinh cần. Không chỉ vậy mì tôm còn chứa nhiều phụ gia, chất béo không bão hòa… gây hại cho cơ thể. Nghiên cứu cho biết, cơ thể cần ít nhất 1 tuần để đào thải những chất gây độc cho cơ thể sau khi ăn mì tôm. Do vậy mẹ sau sinh nên hạn chế ăn mì tôm một cách tối đa. Tránh ăn mì tôm ngay sau sinh, cần đợi một khoảng thời gian nhất định để cơ thể và hệ tiêu hóa phục hồi ổn định mới có thể ăn lượng ít. Chỉ nên ăn mì tôm vào các bữa phụ chứ không nên thay thế bữa chính.
Phụ nữ cho con bú vẫn có thể ăn mì tôm sau sinh từ 1 – 2 tháng, một điều cần chú ý đó là không ăn nhiều quá sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ.
1 gói mì tôm 75g trung bình sẽ chứa 350 calo, 51.4g carbohydrate, 6.9g protein, 13g chất béo. Đây là lượng calo tương đối lớn.
Câu trả lời là có nếu như bạn lạm dụng và ăn mì tôm nhiều. Như đã phân tích ở bên trên, hàm lượng dinh dưỡng trong gói mì tôm rất ít, ăn thường xuyên mì tôm thay cho bữa chính sẽ khiến cho mẹ khó có đủ dưỡng chất để sản xuất và tiết sữa. Lâu dài chất lượng và số lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng mất sữa nếu ăn mì tôm với tần suất dày. Lý do trong mì tôm có chứa thành phần chủ đạo là lúa mạch, ăn nhiều dễ làm tuyến sữa bị tắc và không sản sinh ra sữa. Do vậy nếu đang cho con bú, mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn mì tôm để đảm bảo nguồn sữa tốt cho trẻ sơ sinh.
Tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh ăn dưa hấu được không? Có mất sữa không?
Phụ nữ sau sinh ăn mì tôm được không? Câu trả lời là có nhưng cần hạn chế tối đa cũng như lựa chọn thời điểm ăn mì tôm sao cho phù hợp. Với phụ nữ vừa sinh lúc này cơ thể cũng như hệ tiêu hóa còn yếu do vậy không nên ăn mì tôm ngay. Thay vào đó nên ăn những thực phẩm giàu protein, khoáng chất, vitamin, axit amin, DHA để duy trì nguồn sữa mẹ tốt cho con bú.
1 – 2 tháng sau sinh, lúc này nhìn chung cơ thể sản phụ đã phục hồi cơ bản, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh hơn, hệ tiêu hóa ổn định, bởi vậy lúc này mẹ có thể ăn mì tôm nếu quá thèm. Tuy nhiên cũng chỉ nên ăn 1 – 2 gói/tháng mà thôi để hạn chế tối đa việc mì tôm sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ bỉm.
Sau sinh 3, 4 tháng, mẹ có thể ăn mì tôm, không cần quá kiêng kỹ như tháng ở cữ. Mẹ có thể chế biến mì tôm thành nhiều món khác nhau: canh mì tôm, mì tôm xào thịt, mì tôm xào rau củ… để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể hơn.
Với những chị em sinh mổ, sau khoảng 1 – 2 tháng sau sinh chị em cũng có thể ăn 1 – 2 gói mì tôm/tháng nếu thèm.
Muốn ăn mì cay, mẹ bỉm cũng cần đợi ít nhất 1 – 2 tháng sau sinh để cơ thể có thời gian hồi phục sau quá trình mang thai, vượt cạn. Nếu ăn mì cay ngay mới sinh xong dễ gây kích ứng dạ dày, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó khi ăn mì cay, chị em nên chú ý ăn với độ cay ít, hạn chế ăn quá cay sẽ làm dạ dày tổn thương, cũng như tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ.
Mẹ sau sinh không nên ăn mì tôm hàng ngày bởi mì tôm ăn nhiều dễ gây rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt dưỡng chất, mất cân bằng dinh dưỡng, giảm số lượng và chất lượng nguồn sữa mẹ. Mỗi tháng mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 gói, trường hợp thèm quá cũng chỉ nên ăn 1 gói/tuần.
Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Có nhưng chỉ nên ăn với số lượng ít và nên để đến khi cơ thể phục hồi sức khỏe. Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý cách ăn mì tôm giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, hạn chế tối đa tác hại mà mì tôm gây ra:
Trụng mì tôm qua nước sôi
Thay vì để mì tôm vào trong bát rồi pha ăn luôn, mẹ bỉm nên trụng mì 1 lượt bằng nước sôi để có thể loại bỏ bớt lượng muối, dầu mỡ chiên và các phụ gia. Tiếp đó mới đem mì nấu.
Nấu mì cùng rau củ, thịt cá, trứng
Để bổ sung thêm vitamin, chất xơ, đạm… cho món mì tôm, chị em có thể nấu mì tôm với các loại rau như: cải cúc, cải, giá đỗ, rau muống, cà chua…. hoặc thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà… và trứng, cá, đậu… tùy ý. Ăn mì tôm theo cách này chị em vừa thỏa mãn được cơn thèm mì tôm, vừa có thể bổ sung nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng chất lượng nguồn sữa.
Xem thêm : NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC TỈNH LẠNG SƠN | Ban Nội chính
Hạn chế cho gia vị trong gói mì
Những gói mỡ, sốt, muối trong gói mì tôm chứa rất nhiều chất béo, phụ gia không tốt cho sức khỏe. Do vậy khi nấu mì, bạn nên thay thế bằng dầu ăn, muối, mắm thông thường.
Hạn chế uống nước pha mì tôm
Bạn chỉ nên ăn mì tôm, không nên uống nước pha mì để hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thành phần dầu mỡ, muối hòa tan trong nước pha mì.
Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Câu trả lời là có, mẹ có thể tham khảo một số cách chế biến món mì tôm ngon miệng và thêm nhiều dưỡng chất dưới đây:
Mì tôm xào bò và bông cải xanh
Nguyên liệu chuẩn bị: Với khẩu phần 4 người ăn, bạn cần chuẩn bị số nguyên liệu như sau: 5 lạng thịt bò, 1 bông cải xanh (súp lơ), 3 gói mì ramen, 3 tép tỏi băm, 1 thìa gừng băm, 3 thìa tinh bột ngô, 2 thìa rượu gạo trắng, 3 thìa mật ong, 1 thìa bột tỏi, ½ bát nước dùng bò, 2 thìa dầu mè, 3 thìa dầu hào, 1 thìa dầu oliu, 3 – 4 nhánh hành lá thái nhỏ, rau mùi tây cắt nhỏ, muối, đường, tiêu, hạt nêm. Cách làm: Thịt bò rửa sạch, để ráo, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Ướp thịt bò cùng bột tỏi, rượu, nước tương, bột ngô, mùi tây, 1 thìa muối, mật ong, 2 thìa đường, dầu oliu. Để yên trong 30 phút để thịt bò ngấm gia vị tốt nhất. Bông cải xanh thành từng nhánh nhỏ, đem rửa sạch. Đun nồi nước sôi, cho mì tôm vào trụng nhanh đến khi sợi mì mềm vừa tới thì vớt ra, đổ nước lạnh vào, để ráo nước. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, đổ thịt bò vào chiên săn thịt đến khi vàng đều các mặt. Cho thịt ra đĩa. Tiếp tục cho dầu mè vào chảo và bật bếp lửa lớn, phi thơm gừng và tỏi băm, tiếp đến cho nước dùng bò vào, dầu hào, nước tương, 1 thìa đường, khuấy đều. Cho bông cải xanh vào đảo đều 2 phút, đậy vung nồi 3 phút để bông cải chín hoàn toàn. Sau cùng, đổ mì ramen và thịt bò vào, thêm ít hành lá, đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Món mì xào thịt bò bông cải xanh đã hoàn thành.
Mì tôm xào hải sản
Mì tôm hải sản cũng là món ăn mà phụ nữ sau sinh có thể tham khảo để chế biến những khi thèm. Món ăn này cung cấp khá nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nguyên liệu chuẩn bị: 2 gói mì, 4 con tôm to, 2 lạng mực, 1 quả ớt chuông, 1 mớ rau cải thìa, ½ củ tỏi, dầu ăn, đường, tiêu, hạt nêm. Cách làm: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, lột phần chỉ đen lưng tôm, rửa lại với nước sạch rồi để ráo. Mực rửa sạch, thái thành những khoanh mỏng rộng khoảng 1 đốt ngón tay. Ớt chuông rửa sạch, bỏ hạt, thái sợi dài mỏng. Rau cải thìa tách bẹ lá và rửa sạch với nước. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn. Mì tôm đem ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút rồi vớt để ráo. Ướp tôm và mực với 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa đường, ½ thìa tiêu xay trong khoảng 15 – 20 phút để ngấm gia vị. Bạn bắc nồi nước lên bếp, đun sôi rồi cho mì tôm vào trần nhanh khoảng 30 giây rồi vớt mì, xả với nước lạnh rồi để ráo, việc này giúp sợi mì dai và ngon hơn. Cho chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng rồi đem tỏi băm phi thơm. Sau đó cho tôm mực ướp vào xào lửa lớn, đến khi gần chín thịt cho ra đĩa. Bạn tiếp tục cho ít dầu ăn vào chảo, đến khi dầu sôi thì cho ớt chuông vào xào cùng 1 ít nước lọc, ½ thìa đường, 1 thìa hạt nêm. Đến khi ớt chín tới thì cho rau cải thìa vào đảo 2 phút, cuối cùng đổ mì, mực, tôm vào xào chung ở lửa lớn khoảng 1 – 2 phút nữa rồi tắt bếp. Có thể nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn.
Việc ăn mì tôm thường xuyên ở phụ nữ sau sinh sẽ có thể gây ra những tác hại như sau:
Nóng trong người
Mì tôm được chiên với dầu ở nhiệt độ cao, do đó ăn nhiều dễ bị nóng trong, cồn cào ruột gan, háo nước, khô miệng, nhiệt miệng, nổi mụn.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Thành phần trong mì tôm có chứa chất béo Shotrerning, chiếm 15 – 20% trong 1 bát mì, nó tồn tại chủ yếu dạng axit béo no (axit béo không bão hòa) do vậy khi ăn vào rất khó để tiêu hóa. Ngoài ra trong mì tôm cũng có chất béo dạng trans, tiêu thụ vào cơ thể sẽ làm tăng cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim, đột quỵ…
Đầy hơi, đau dạ dày
Mẹ sau sinh ăn mì tôm được chiên qua dầu ở nhiệt độ cao, chứa nhiều hương liệu, chất phụ gia do đó dễ bị đầy hơi, tạo áp lực cho dạ dày, ăn nhiều sẽ gây đau dạ dày.
Tăng cân
Xem thêm : Chính sách tài khóa có vai trò gì đối với nền kinh tế?
Trong mì tôm có chứa hàm lượng calo, carbohydrate và chất béo cao, bởi vậy nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Khi ăn mì tôm bạn cũng sẽ nhanh đói, từ đó ăn nhiều thức ăn hơn, gây khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Trong gói mỡ ở mì tôm có chất chống oxy hóa, nó làm chậm tốc độ oxy hoa là kéo dài thời gian bay mùi của mì. Việc dung nạp quá nhiều chất này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ nội tiết phụ nữ và thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Hại thận
Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Ăn quá nhiều mì tôm có thể gây hại thận, sỏi thận. Mì tôm thường được ướp với nhiều muối, khi ăn gây áp lực cho thận, lâu dần sẽ hại thận.
Gây loãng xương
Thành phần phosphate trong mì tôm có tác dụng tăng cường mùi vị món ăn nhưng lại là nguyên nhân gây mất xương, loãng xương, răng yếu dễ gãy rụng.
Gây ung thư
Thành phần trong gói mì ăn liền như muối, mỡ, chất béo bão hòa… khi ăn liên tục trong thời gian dài dễ gây táo bón…, phân tồn đọng lại ở đại tràng gây ra nguy cơ cao bị ung thư trực tràng.
Thiếu hụt dưỡng chất
Mì tôm là thực phẩm nghèo nàn dưỡng chất, thành phần chủ yếu gồm bột mì, nước sốt, chất béo. Ăn liên tục thay cho bữa ăn chính sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh.
Sau sinh tình trạng thiếu hụt nội tiết ở phụ nữ hết sức phổ biến, ước tính hơn 95% gặp phải các dấu hiệu do suy giảm nội tiết tố nữ gây nên như: khô hạn âm đạo, khó đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, da khô, da sạm nám và xuất hiện nếp nhăn, rụng tóc, tóc xơ rối, béo bụng, tính cách thay đổi thất thường, dễ trầm cảm, kinh nguyệt rối loạn…
Việc bổ sung estrogen thông qua các thực phẩm chức năng là điều hết sức cần thiết để giúp tăng nội tiết tố nữ, cải thiện và khắc phục những triệu chứng khó chịu kể trên. Hiểu được nỗi lòng của hàng triệu phụ nữ sau sinh, viên uống nội tiết Aspa Lady ra đời giúp chị em nhanh chóng lấy lại tuổi xuân, tăng cường chức năng sinh lý. Viên uống này chứa rất nhiều thành phần mang công dụng hết sức tuyệt vời:
Thành phần Tác dụng Thiên môn chùm Là một thảo dược quý sinh trưởng ở độ cao khoảng 8000m trên đỉnh núi Himalaya (Ấn Độ), có tác dụng giảm các triệu chứng bất lợi của thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, teo âm đạo; làm tăng ham muốn tình dục, chữa viêm cơ quan sinh dục, làm ẩm các mô khô của vùng kín, trẻ hóa tử cung, hỗ trợ chữa huyết trắng và rong kinh.
Đặc biệt, thành phần này giúp cân bằng nội tiết bên trong và đề cao tính nội sinh, giúp cải thiện sắc thái làn da và khí chất người phụ nữ, cải thiện tâm sinh lý cho chị em.
Sâm Tố Nữ Chứa hoạt tính estrogen tương tự như estriol cải thiện rõ rệt các tình trạng: khô rát âm đạo, suy giảm ham muốn, giúp phát triển ống sữa và mở rộng mô mỡ quanh ngực, làm tăng hấp thu collagen, từ đó giúp ngực phát triển và săn chắc hơn. Sâm Maca Có trong thảo dược nguồn gốc từ dãy núi Andes thuộc Peru; chứa hợp chất flavonoid giúp cân bằng nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể, chống oxy hóa và có khả năng điều chỉnh tâm trạng, cải thiện các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tư duy và tập trung của não bộ con người.
Maca cũng chứa hàm lượng cao vitamin C, vừa giúp cải thiện vẻ đẹp làn da vừa có tác dụng chống lão hóa.
Bột Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Trẻ hóa da, làm da mịn, tươi sáng, hồng hào, rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Cao Đương Quy Ức chế kết tập tiểu cầu, hỗ trợ điều trị huyết khối và cải thiện tuần hoàn não. Tăng miễn dịch, sức đề kháng, và hỗ trợ điều trị thiếu máu, suy nhược… Nhung hươu Hỗ trợ phụ nữ thông kinh mạch, giảm khí hư, rong kinh và kinh nguyệt quá nhiều. Dưỡng huyết, phù hợp sau kinh nguyệt để bổ máu. Bạch Thược Cải thiện các vấn đề liên quan đến nội tiết tố ở phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh
Lưu ý rằng viên uống Aspa Lady dùng cho phụ nữ sau sinh đã cai sữa cho con. Với những bà mẹ đang cho con bú hãy đợi thêm 1 thời gian sau khi con cai sữa có thể bắt đầu bổ sung viên nội tiết Aspa Lady.
Xem thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/04/2024 18:26
5 tuổi mắt đỏ hoe, chuẩn bị có LỢI NHUẬN NHÂN ĐÔI cả danh lẫn…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…