Luật Cư trú 2020 đã bãi bỏ về cấp sổ hộ khẩu nên để hiểu về Sổ hộ khẩu sẽ dựa vào Luật Cư trú 2006:
Theo quy định tại Điều 18 Luật Cư trú 2006 thì “Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ”.
Bạn đang xem: CÓ TÊN TRONG SỔ HỘ KHẨU THÌ CÓ ĐƯỢC NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG?
Đồng thời, tại Điều 24 Luật Cư trú 2006 quy định:
“Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”.
Vậy, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú, có các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác cùng hộ khẩu, như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
Xem thêm : Hoa Tulip Đỏ | Loài hoa của tình yêu và đam mê
“1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;[…]’’
Tóm lại, Sổ hộ khẩu được xác định là một tài liệu xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên sổ đỏ. Còn Sổ đỏ là văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là hai loại giấy tờ pháp lý khác nhau, riêng biệt và chỉ hỗ trợ nhau trong quá trình tiến hành những thủ tục hành chính nhất định mà không hề có sự liên thông với nhau.
Tại khoản 20 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Theo đó, những người trong một hộ gia đình có quyền sử dụng đất như nhau khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào Sổ hộ khẩu thì chỉ mới đáp ứng điều kiện là sống chung. Còn những người có tên trong sổ hộ khẩu vẫn có thể không có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, do vậy không đủ điều kiện để được chung quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, người được nhập hộ khẩu sau thời điểm Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất không được coi là đối tượng nằm trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất.
Tóm lại, khi thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình cần đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên thì những người có tên trong hộ mới được nhận quyền sử dụng đất.
4.1. Đất cấp cho hộ gia đình
Xem thêm : Dưa hấu bao nhiêu calo? Ăn dưa hấu có béo không, tăng cân không?
Đất cấp cho hộ gia đình sử dụng đất có các đặc điểm sau:
Theo quy định tại Điều 212 và Điều 218 BLDS thì toàn bộ những người có tên trên sổ hộ khẩu tại thời điểm được cấp Sổ đỏ là những người có quyền định đoạt mua bán, chuyển nhượng, thế chấp,… đối với nhà đất.
Hơn nữa, tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:
“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khi mua bán nhà đất của hộ gia đình thì trong các văn bản giao dịch cần phải có chữ ký của những người có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những người này được thực hiện việc giao kết khi có sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất (Lưu ý: Chỉ cần có xác nhận của những người có trong hộ khẩu trước hoặc tại thời điểm công nhận quyền sử dụng đất, còn không cần có xác nhận của người được nhập hộ khẩu sau này).
4.2. Đất không cấp cho hộ gia đình
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì đối với đất không cấp cho hộ gia đình, người có quyền định đoạt mua bán, tặng cho, thế chấp,… tài sản nhà đất là người có tên trên sổ đỏ, cấp cho Ông/Bà… (người được ghi tên tại trang 1 của sổ đỏ hoặc ghi tại trang 4 phần IV của sổ đỏ).
Như vậy, chỉ có người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) mới có toàn quyền định đoạt với quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác, chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, thế chấp,… tài sản nhà đất mà không cần phải có sự đồng ý của những người khác dù những người này có tên trong Sổ hộ khẩu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/02/2024 14:19
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024