Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Rất nhiều mẹ áp dụng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cần phải vắt và trữ sữa để sử dụng được trong thời gian dài, đảm bảo đủ lượng sữa. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài như thế nào cho đúng. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết.
Ở môi trường và nhiệt độ khác nhau thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ khác nhau. Dưới đây là thời gian cụ thể có thể bảo quản được sữa mẹ an toàn, đảm bảo dinh dưỡng.
Bạn đang xem: Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu nhiệt độ thường, trong tủ lạnh?
Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu? Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đường giúp trẻ dễ hấp thu. Tuy nhiên, vì sữa mẹ có chứa cả đường đơn và đường đôi nên nhanh bị lên men và biến chất. Trong sữa mẹ cũng có chưa nhiều đạm gồm các loại acid amin, các loại đạm này là môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển.
Ở nhiệt độ ngoài môi trường sữa mẹ có thể bị biến chất, mất chất rất nhanh gây nguy hiểm đến đường tiêu hóa, sức khỏe của trẻ gây nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Sữa mẹ sau khi vắt để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ.
Sữa mẹ để ngăn mát lấy ra ngoài để được bao lâu? Sữa mẹ sau khi vắt để bảo quản trong ngăn mát nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.
Sữa mẹ sau khi vắt trữ đông trong ngăn đá của tủ lạnh chuyên biệt nhiệt độ < -18 độ C, có thể bảo quản đến tận 6 tháng.
Sữa mẹ sau rã đông chỉ nên để ở nhiệt độ phòng tối đa 4 giờ. Trường hợp để trong tủ lạnh tối đa 24 giờ. Sau 24 giờ không sử dụng hết nên bỏ đi và không sử dụng lại.
>> Xem thêm: Hâm nóng sữa mẹ bị mất chất không?
Xem thêm : 11 cách dưỡng tóc không bị khô xơ, chẻ ngọn tại nhà nàng nên bỏ túi ngay
Trẻ nhỏ uống phải sữa mẹ bị hỏng có thể dẫn đến tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc, tình trạng nặng có thể dẫn đến ảnh hưởng tính mạng. Chính vì vậy, nhận biết sữa mẹ bị hỏng sẽ giúp trẻ tránh được nguy hiểm. Vậy đâu là cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng?
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi sữa mẹ bị hỏng chính là có mùi và vị lạ. Sữa mẹ bình thường sẽ có màu trắng ngà, không chua, không vị và mùi thơm nhẹ, béo ngậy. Nếu mẹ thấy sữa có mùi hay nếm có vị lạ thì chắc chắn sữa đã bị hỏng và không an toàn cho bé.
Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất nên rất dễ lên men, hoặc chất béo tách ra. Nếu không được bảo quản đúng cách sữa có thể gặp hiện tượng này. Sữa nổi váng sau khi hâm nóng lắc nhẹ váng sữa có thể hòa tan sữa vẫn bình thường. Nhưng nếu váng sữa không thể hòa tan thì mẹ nên bỏ sữa đi nhé.
Ngoài ra, sữa trữ đông cũng có thể gặp hiện tượng cặn trắng ở đáy. Trường hợp này là do mẹ uống ít nước hàm lượng sữa đặc khó tan. Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn để đảm bảo sữa cho bé tốt nhất.
Có nhiều lý do dẫn đến sữa mẹ có mùi chua sau khi rã như: Bảo quản không đúng cách, túi trữ sữa chưa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý ăn nhiều đồ tanh, mẹ không vệ sinh bầu ngực trước khi hút sữa… Nếu sữa sau khi rã đông có tình trạng mùi chua, mẹ nên bỏ không cho con bú.
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với đồ ăn, nếu bé đột nhiên có biểu hiện lạ khi bú: quấy khóc, không chịu bú sữa thì có thể sữa đã bị hỏng có vấn đề, mẹ nên kiểm tra lại.
Theo nghiên cứu sữa mẹ có thời gian bảo quản an toàn ở các điều kiện môi trường khác nhau. Nếu thời gian bảo quản sữa quá hạn sữa sẽ mất chất dinh dưỡng, biến đổi chất. Chính vì thế, khi bảo quản mẹ nên chú ý thời gian.
Lưu ý khi vắt sữa mẹ:
Đối với dụng cụ hút sữa: Mẹ nên vệ sinh tiệt trùng máy hút sữa trước khi sử dụng. Sau khi sử dụng rửa sạch, để nơi khô ráo hoặc tốt nhất nên tiệt trùng lại.
Xem thêm : Trứng luộc bao nhiêu phút? Hướng dẫn công thức luộc trứng từng loại cực ngon
Dụng cụ đựng sữa cần vệ sinh rửa sạch trước khi đựng, đảm bảo túi sạch khô không bị đọng nước, không còn đọng sữa từ lần sử dụng trước.
Có thể sử dụng cọ rửa chuyên dụng để vệ sinh. Tiệt trùng bằng hơi nước hoặc UVC phù hợp với chất liệu của đồ vật.
Các mẹ thường xuyên vắt sữa và trữ sữa, bảo quản sữa cho bé. Chính vì vậy lượng sữa cần bảo quản rất nhiều. Để đảm bảo sữa bảo quản đúng cách mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường? Sữa mẹ bảo quản ở nhiệt độ thường trên 26 độ nên cho con sử dụng trong 4 giờ. Sau khi vắt mẹ có thể cho bé sử dụng trực tiếp sữa mẹ mà không cần hâm nóng. Nếu sữa không dùng hết mẹ có thể uống hoặc bỏ đi không nên trữ lạnh sữa đã sử dụng. Sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm sữa được bao lâu? Sữa mẹ vắt ra chỉ nên để trong máy hâm sữa tối đa 2 tiếng để đảm bảo dinh dưỡng.
Sữa bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh:
Sữa bảo quản trong ngăn mát:
Theo khuyến cáo dụng cụ để đựng hoặc trữ sữa mẹ tốt nhất là: túi trữ sữa, bình sữa thủy tinh, bình nhựa không chứa BPA để đảm bảo an toàn cho bé.
Thông thường sữa rã đông mẹ sẽ hâm nóng lên 37 – 40 độ C. Đây là mức nhiệt độ sữa tương ứng với sữa mẹ, phù hợp cho bé sử dụng. Sữa mẹ sau khi hâm nóng nên được sử dụng trong 1 giờ đảm bảo dưỡng chất an toàn, tránh vi khuẩn xâm nhập.
40 độ C là nhiệt độ hâm sữa phổ biến cho bé sử dụng. Nếu bé chưa sử dụng, mẹ để sữa hâm liên tục trong máy hâm sữa ở 40 độ C thời gian để trong máy hâm sữa không vượt quá 2 tiếng. Trường hợp hâm sữa xong mẹ để ra nhiệt độ thường mẹ lưu ý cho bé sử dụng trong vòng 1 tiếng.
Cảm ơn mẹ đã theo dõi thông tin bài viết trên. Nếu bố mẹ còn thắc mắc Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Bố mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết chỉ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/01/2024 11:54
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024