Categories: Tổng hợp

5 dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng không được cho con dùng

Published by

Mẹ phải đi làm hoặc mẹ nhiều sữa nên phải hút sữa ra ngoài để trữ đông. Vậy cách bảo quản cũng như cách nhận biết dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng

Hiện nay rất nhiều bà mẹ bỉm sữa vì không có thời gian cho con bú trực tiếp nên buộc phải hút sữa bảo quản để con có thể sử dụng dần dần. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản sẽ không thể tránh khỏi những lần sữa mẹ rã đông có mùi vị lạ. Điều này làm cho không ít mẹ bỉm bối rối và thắc mắc cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng như thế nào cho đúng. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm về vấn đề này, Fitobimbi sẽ tổng hợp giúp bé một số dấu hiệu nhận biết sữa mẹ trữ đông bị hỏng nhé!

Sữa mẹ rã đông có mùi vị chua

Sữa mẹ thường có mùi thơm dễ chịu, không chua, khác hẳn so với các loại sữa bò. Do vậy, khi mở túi trữ sữa, nếu mẹ phát hiện thấy có mùi tanh, chua, khó chịu thì chắc chắn đã bị hỏng, quá hạn.

Sữa mẹ bị hư có mùi chua có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Do chế độ ăn uống: Trong quá trình cho con bú mẹ ăn nhiều thực phẩm có mùi nồng, tanh như cá, các loại gia vị cay nóng,… khiến mùi vị sữa bị ảnh hưởng, không thơm, thậm chí còn có mùi chua
  • Vệ sinh bầu ngực chưa sạch: Sau mỗi lần vắt sữa sẽ có một lượng sữa bị rỉ ra ngoài. Nếu công tác vệ sinh không đảm bảo, sữa mẹ sẽ bị ôi gây mùi khó chịu, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển
  • Bảo quản không đúng cách: Cất trữ sữa trong tủ lạnh quá lâu hoặc quá trình sử dụng bình sữa, máy hút sữa không hợp vệ sinh thì mùi vị và chất lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng
Sữa mẹ rã đông có mùi vị chua vì sao

Sữa mẹ bị nổi váng

Sữa mẹ chứa hàm lượng chất béo cao, do vậy việc sữa nổi váng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu lắc đều bình mà vẫn thấy váng trôi nổi trên bề mặt thì rất có thể sữa mẹ đã bị hư. Đây chính là một dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng mà bạn cần lưu ý.

Lưu ý, trong một số trường hợp, sữa mẹ rã đông có cặn trắng. Đây cũng là dấu hiệu bình thường. Nguyên nhân là do mẹ uống ít nước nên sữa đặc, khó hòa tan. Mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống là được.

Sữa mẹ có mùi vị lạ

Ngoài cách nhận biết dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng bằng mắt thường, bạn có thể kiểm tra chất lượng sữa bằng cách nếm thử. Nếu ở điều kiện bình thường, sữa mẹ sẽ có vị nhạt, mùi thơm, béo ngậy đặc trưng. Nếu nếm cảm thấy sữa có vị khác lạ (chua, tanh, mùi hôi) thì có thể sữa đã bị hỏng, không đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Sữa quá thời gian bảo quản

Bất kỳ loại thực phẩm nào đều có thời gian bảo quản nhất định. Và với sữa mẹ cũng thế! Thông thường sau khi vắt sữa và tích trữ trong túi đựng sữa, các mẹ sẽ ghi chú ngày và giờ để theo dõi sữa đã để được bao nhiêu ngày.

Theo đó, thời gian bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng là từ 6 – 8 giờ. Ở ngăn mát tủ lạnh là 3 – 5 ngày và ngăn đá tủ lạnh sẽ là 3 tháng. Nếu thấy thời gian quá quy định cho phép, các mẹ không nên tiếc công mà nên bỏ sữa đi ngay.

Trẻ có biểu hiện lạ khi bú sữa mẹ

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mùi vị, vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của bé sau khi uống sữa cũng đều là “bằng chứng” tố cáo sữa mẹ đã bị hỏng. Cụ thể, nếu thấy bé có dấu hiệu từ chối, quấy khóc khi mẹ cho bú bình thì rất có thể sữa đã bị hỏng khiến bé không muốn uống.

Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng

Biết được nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng sẽ giúp bạn hạn chế được điều này xảy ra.

  • Các vật dụng liên quan đến quá trình hút sữa, vắt sữa, trữ sữa không được tiệt trùng, đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, việc tùy tiện dùng bình bảo quản sữa không rõ nguồn gốc, không đạt tiêu chuẩn cũng có thể gây nguy hiểm
  • Nhiều mẹ thường để sữa ngay cánh tủ lệnh, nơi nhiệt độ không quá lạnh và dễ rã đông. Vì vậy, việc mở ra mở vào tủ lạnh để lấy đồ ăn có thể khiến nhiệt độ bảo quản sữa bị ảnh hưởng, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây hư hỏng nhanh
  • Thời gian bảo quản sữa kéo dài sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị giảm dần. Đặc biệt, nếu quá hạn có thể khiến sữa mẹ bị hỏng
  • Trữ quá nhiều sữa trong túi cũng khiến sữa mẹ bị hư hỏng. Bởi sữa vốn dĩ là chất lỏng, khi đông lại sẽ giãn nở. Nếu đổ quá đầy sẽ bị tràn ra. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ chỉ nên đổ khoảng 3/4 dụng cụ lưu trữ sữa
  • Dồn chung sữa đã uống dở với sữa mới vắt. Bởi nhiệt độ của hai loại sữa này là khác nhau, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sữa và thời gian bảo quản
  • Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng. Điều này có thể làm mất kháng thể trong sữa, ảnh hưởng tới chất lượng sữa

Trẻ uống sữa bị hỏng nguy hiểm thế nào?

Hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn khá yếu. Nếu ba mẹ không cẩn thận cho bé bú sữa mẹ bị hỏng, quá hạn sẽ dẫn đến những mối nguy hại nhất định cho sức khỏe bé. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến:

  • Tiêu chảy: Sử dụng thực phẩm hết hạn, cụ thể là sữa, trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy
  • Nôn mửa: Ngoài đau bụng, đi ngoài, trẻ bú sữa bị hỏng có thể gây nôn mửa
  • Co thắt dạ dày: Trẻ dùng sữa bị quá hạn, vón cục có thể gây sôi bụng, co thắt dạ dày, đầy bụng, quấy khóc, khó chịu
  • Ngộ độc thực phẩm: Sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trẻ sử dụng có thể bị nôn mửa, tiêu chảy. Nguy hiểm hơn là gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ

Mẹo quản quản sữa mẹ không bị hư hỏng

Dưới đây là một số lưu ý để bảo quản sữa mẹ được lâu, an toàn cho bé sử dụng:

  • Khử trùng bình sữa, túi sữa, dụng cụ hút sữa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh trước khi sử dụng
  • Sau khi vắt sữa, nếu không cho bé uống ngay thì cần bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt
  • Nên ghi rõ ngày, giờ sản xuất sữa trên các túi đựng. Như vậy sẽ giúp mẹ nhận biết được đâu là sữa mới và sữa cũ. Từ đó có kế hoạch cho bé ăn sữa phù hợp
  • Bảo quản sữa mẹ trong dụng cụ kín. Tốt nhất nên dùng bình sữa thủy tinh, bình dụng một lần hoặc túi trữ sữa mẹ
  • Bảo quản sữa trong ngăn đá, nơi lạnh nhất của tủ lạnh. Tốt nhất mẹ nên tủ trữ sữa dành riêng cho bé
  • Khi rã đông sữa, tránh đun nóng trực tiếp mà cần ngâm túi sữa vào nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm đang chảy
  • Trước khi cho bé uống cần kiểm tra xem sữa mẹ có mùi tanh, nổi váng không
  • Sữa mẹ rã đông dùng không hết chỉ có thể bảo quản tối đa 5 ngày. Tốt nhất mẹ nên tích lượng sữa vào túi vừa đủ cho một lần sử dụng
  • Không làm đông lạnh lần 2 đối với những túi sữa đã được rã đông vì điều này có thể làm giảm giá trị lipid trong sữa mẹ
  • Nên sử dụng máy hâm sữa để làm ấm sữa cho bé trước khi sử dụng

Trên đây là một số dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn cũng như đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho bé yêu!

This post was last modified on %s = human-readable time difference 22:04

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

4 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

4 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

6 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

7 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

12 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

12 giờ ago