Đinh lăng là một trong những thảo dược được sử dụng nhiều trong Đông y. Đặc biệt, củ của loại cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi sức khỏe như axit amin, vitamin B, saponin, glucozit.
Củ đinh lăng tươi thường được dùng để ngâm rượu. Rượu đinh lăng được biết đến với một số lợi ích như nâng cao sức khỏe, độ dẻo dai và có tăng sức đề kháng cho người sử dụng, giúp giải tỏa mệt mỏi, giảm căng thẳng và cải thiện chứng mất ngủ.
Bạn đang xem: Tác hại của rượu đinh lăng nếu sử dụng không đúng cách
Bên cạnh những lợi ích kể trên, rượu đinh lăng cũng có nhiều tác hại nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách. Dưới đây là các tác hại của rượu đinh lăng mà bạn cần lưu ý.
Rối loạn nhịp tim
Trong rễ cây đinh lăng có chất saponin. Chất này khiến hồng cầu bị vỡ. Vì vậy, nếu uống quá nhiều rượu đinh lăng sẽ dẫn tới nhịp tim tăng cao, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập loạn xạ.
Do đó, những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch cần hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng loại rượu này.
Da xanh xao, hại gan
Xem thêm : Đi nghĩa vụ quân sự 2024 được trợ cấp bao nhiêu tiền? Khi nào được nhận?
Trong đinh lăng có một chất gọi là Flavonoid. Chất này tuy nhiều tác dụng với sức khỏe như chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư nhưng nếu sử dụng nhiều có thể khiến da bị xanh xao, thiếu sức sống, đặc biệt là ở những người gan kém. Khi gan bị ảnh hưởng, biểu hiện đầu tiên sẽ là vàng da, da xanh tái.
Do vậy, những người đang có bệnh gan nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng rượu đinh lăng để điều trị những chứng bệnh khác.
Gây hoa mắt, chóng mặt
Chất ”Ancaloit” trong cây đinh lăng là thủ phạm khiến người dùng cảm thấy hoa mắt chóng mặt nếu uống nhiều.
Vì thế, những người bị rối loạn tiền đình, huyết áp thấp cần lưu ý khi uống để tránh tác hại của rượu đinh lăng với cơ thể.
Gây xung huyết
Chiết xuất của đinh lăng trở thành chất độc nếu sử dụng quá liều. Theo kết quả thử nghiệm trên chuột, liều gây độc LD50 của cây đinh lăng là 32,9g/kg. Do đó, nếu dung nạp vào cơ thể quá liều rượu ngâm đinh lăng có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng xung huyết ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, dạ dày, ruột.
Đau bao tử
Xem thêm : Các tháng có 31 ngày trong năm là tháng nào?
Rượu đinh lăng nếu uống nhiều sẽ gây hại cho dạ dày tương tự như những loại rượu khác.
Những người đang gặp các vấn đề về dạ dày không nên sử dụng rượu này vì sẽ làm cho tổn thương lâu lành hơn, thậm chí các vết loét sẽ lan rộng hơn.
Tuy là bài thuốc tốt nhưng đinh lăng ngâm rượu cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu không được sử dụng hợp lý. Để tránh những tác hại của rượu đinh lăng, bạn nên lưu ý:
Dù sử dụng rượu đinh lăng với mục đích trị bệnh cũng ko nên uống nhiều, chỉ sử dụng từ 1-2 chén nhỏ/ngày.
Khi bệnh đã khỏi thì không nên sử dụng tiếp.
Người bị bệnh gan không nên sử dụng rượu ngâm củ đinh lăng.
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không nên uống.
Không sử dụng rượu đinh lăng thay cho những loại rượu thông thường khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/03/2024 17:16
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024