Categories: Tổng hợp

Hà thủ ô có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô

Published by
Video tác dụng của hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô là một dược liệu quen thuộc trong dân gian. Thảo dược này xuất hiện nhiều trong các bài thuốc đông y. Vậy hà thủ ô có tác dụng gì? Loại cây này có phải là “thần dược” trong việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh không? Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc điểm và tác dụng của hà thủ ô, chúng ta cùng đi sâu phân tích qua bài viết này.

Hà thủ ô là cây gì?

Hà thủ ô là một loại thảo dược có thân dây leo, thường quấn và mọc xoắn vào nhau. Hà thủ ô còn được gọi với nhiều cái tên khác như dạ giao đằng, mằn năng ón, má ỏn, khua lình, dạ hợp,… Hà thủ ô mọc hoang dại ở nhiều tỉnh miền núi nước ta như Nghệ An, Lào Cai, Sapa, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La,… Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy ở một tỉnh khác với số lượng ít như Hòa Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn. Ở nhiều vùng như Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Vĩnh Phúc…, hà thủ ô được nuôi trồng để phục vụ cho mục đích điều chế thuốc và các dược phẩm hỗ trợ sức khỏe, làm đẹp.

Phần thân bên ngoài hà thủ ô có vân, bề mặt nhẵn và màu xanh tía. Phần thân rễ phồng lên thành củ. Lá hà thủ ô có phần cuống dài, mọc so le với nhau. Phiến lá hình trái tim, đầu nhọn, phần mép hơi lượn sóng. Hoa hà thủ ô mọc thành chùm, có nhiều nhánh. Hoa có kích cỡ nhỏ, đường kính khoảng 2mm. Hà thủ ô chứa các thành phần như lecithin, Chrysophanic acid, chrysophanic acid, emodin, rhein, anthrone,….

Hà thủ ô có mấy loại?

Ở Việt Nam, hà thủ ô đưa phân chia thành 2 loại: Hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Cả hai loại đều được tận dụng trong các bài thuốc dân gian.

  • Hà thủ ô đỏ có đặc điểm phần rễ gần giống với củ khoai lang. Bên ngoài thân có nhiều chỗ lồi lõm, màu nâu đỏ, cứng cáp chắc chắn. Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora, cùng họ với rau răm. Bên trong phần vỏ cây có màu hồng, nhiều bột. Phần bột có bị đắng chát, không mùi. Công dụng của hà thủ ô đỏ tốt cho sức khỏe nhiều hơn nên thường được sử dụng để chữa bệnh.
  • Hà thủ ô trắng còn được gọi là nam hà thủ ô. Tên khoa học của dược liệu này là Streptocaulon juventas Merr. Hà thủ ô trắng cùng họ với cây thiên lý. Phần thân hà thủ ô trắng có màu nâu đỏ, nhiều lông mịn. Toàn thân có nhựa màu trắng sữa. Lá cây có vị đắng chát, mùi thơm dịu nhẹ. Tác dụng của hà thủ ô trắng đã được ghi nhận trong một số trường hợp hỗ trợ điều trị bệnh.

Hà thủ ô có tác dụng gì?

Uống hà thủ ô có tác dụng gì đối với sức khỏe? Về công dụng của thảo dược, chúng ta sẽ tìm hiểu dựa theo y học cổ truyền và y học hiện đại.

Y học cổ truyền

Trong Đông y, tác dụng hà thủ ô là hỗ trợ tăng cường khí huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt và bổ can thận. Vì thế, hà thủ ô thường được sử dụng để điều trị tóc bạc sớm. Theo y học cổ truyền, tóc có quan hệ mật thiết với tinh sinh huyết, thận tàng chứa tinh và tạng thận. Vậy nên, khi tóc bạc sớm, nguyên nhân sẽ đến từ rối loạn khí huyết, thận hư yếu. Lúc này, bạn nên uống thuốc sắc từ lá hà thủ ô hoặc viên uống hà thủ ô. Lá hà thủ ô có tác dụng gì trong trường hợp này? Trong lá cây hà thủ ô chứa nhiều thành phần giúp dưỡng huyết tư âm, bồi bổ can thận, hỗ trợ làm đen tóc, giúp tóc chắc khỏe.

Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian từ cây hà thủ ô còn hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ yếu sinh lý, bổ thận, giúp ích cho việc sinh con. Hà thủ ô còn tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch, giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.

Y học hiện đại

Theo như các kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, chứng minh rằng hà thủ ô có tác dụng trong việc giảm Cholesterol trong máu, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, điều hòa tuần hoàn tim mạch, nhuận tràng, ngăn ngừa lão hóa, kháng khuẩn và virus,… Trong hà thủ ô chứa Lecithin có khả năng giảm hấp thu Cholesterol, giảm xơ cứng động mạch, phòng ngừa các vấn đề về tim. Thảo dược này còn giàu hoạt chất oxy methyl anthraquinone ở phần rễ cây. Hoạt chất này đóng vai trò kích thích tăng nhu động ruột, có tác dụng nhuận tràng.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng hà thủ ô

Tuy rằng hà thủ ô có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng bạn cũng cần chú ý một số vấn đề khi dùng để tránh gây tác dụng phụ:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân có tiền sử dị ứng, hoặc đang trong quá trình điều trị một bệnh lý khác.
  • Không nên uống hà thủ ô khi đang đi ngoài ra nước hoặc tiêu chảy.
  • Khi đang sử dụng hà thủ ô, nên tránh ăn củ cải, hành và tỏi.
  • Người bệnh huyết áp thấp hoặc đường huyết thấp không nên uống hà thủ ô.
  • Hà thủ ô có thể làm giảm các tác dụng điều trị của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông,…

Với các thông tin qua bài viết trên, hy vọng đã đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc hà thủ ô có tác dụng gì. Tuy rằng thảo dược này sở hữu nhiều công dụng tốt cho cơ thể và nhan sắc. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng nhé!

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

This post was last modified on 27/04/2024 17:39

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

5 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

15 giờ ago