Categories: Tổng hợp

Lá đinh lăng khô

Published by

Video về cách sấy lá đinh lăng khô tại Nông Sản Vũ Lâm chúng tôi

Chất lượng và quy cách đóng gói lá đinh lăng khô

Chất lượng

  • Loại lá đinh lăng: Lá đinh lăng của chúng tôi sử dụng hoàn toàn lá lá đinh lăng lá nhỏ
  • Màu sắc: Lá đinh lăng sấy giữ được nguyên màu xanh của lá
  • Tạp chất: 100% không chứa tạp chất, và chất bảo quản

Quy cách đóng gói lá đinh lăng khô

Lá đinh lăng khô được đóng gói hút chân không với quy cách 1/2kg hoặc 1kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Một số hình ảnh về lá đinh lăng khô

Lá đinh lăng cắt khúc và sấy khô
Lá đinh lăng còn nguyên lá sấy khô
Lá đinh lăng còn nguyên lá sấy khô

Lá đinh lăng là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cây đinh lăng ở khắp nơi ở Việt Nam. Trong lá, thân, rễ đinh lăng có nhiều thành phần hóa học có tác dụng tích cực tới sức khỏe đã được rất nhiều nghiên cứu chứng nhận. Để biết thêm thông tin về lá đinh lăng khô, các bạn cùng Nông sản Vũ Lâm tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đinh lăng là gì?

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học Polyscias fruticosa (L). Harms Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq, Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig. Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm.

Thành phần hóa học có trong đinh lăng

Trích cây thốc và vị thuốc Việt Nam – GS Đỗ Tất Lợi

Trong thân, lá, rễ đinh lăng có chưa: glucosid, alcaloid, saponin, triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1.

Mô tả thực vật cây đinh lăng

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8-1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5 nhị, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ hai ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.

Cây đinh lăng có bao nhiêu loại?

Cây đinh lăng có 3 loại chính đó là: Đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá lớn và đinh lăng lá tròn. và trong 3 loại chính chia ra làm 7 loại nhỏ khác nhau.

Đinh lăng lá nhỏ

Đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là đinh lăng lá nếp. Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất. Thông thường khi nhắc tới đinh lăng, người ta sẽ liên tưởng ngay đến loại lá nhỏ này. Lá của cây này chủ yếu được phơi khô dùng làm thuốc hoặc dùng làm gia vị.

Đinh lăng lá nhỏ

Đinh lăng lá lớn

Loại này còn có tên gọi khác là đinh lăng lá to, đinh lăng ráng hay đinh lăng tẻ. Cây có lá to, đúng như tên gọi. So với cây lá nhỏ thì loại này có lá thuôn và dài hơn. Cây này ít được thấy hơn, không được sử dùng nhiều trong nhân dân, có thể mọc hoang dại trong rừng.

Đinh lăng lá lớn

Đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn còn được gọi là cây đinh lăng vỏ hến. Cây có lá hình tròn, dáng to. Lá có màu trắng và xanh xen kẽ nhau một cách hài hòa, trông rất đẹp mắt. Loại này chủ yếu được trồng để trang trí, làm cảnh trong vườn.

Đinh lăng lá tròn

Phân bố và cách thu hái, chế biến đinh lăng

Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc.

Trước đây không thấy dùng làm thuốc, gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bổ mới bắt đầu được dùng.

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng thường được thu hái lúc lá già, lúc này hoạt chất có ích trong lá đinh lăng sẽ có nhiều nhất. Lá đinh lá sau đó sẽ được rửa sạch, thái thành khúc để sấy khô lá đinh lăng để dùng dần.

Thân, rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng thường được thu hoạch những cây có tuổi đời trên 2 năm. Sau đó sẽ được thái phiến, sấy khô hoặc chích mật rồi sấy khô dùng tùy theo yêu cầu điều trị bệnh.

Cách làm trà lá đinh lăng khô

Ngyên liệu

  • Lá đinh lăng cắt khúc khoảng 2cm
  • Thân đinh lăng cắt khúc 0.5cm

Cách làm

Lá đinh lăng và cành đinh lăng thái thành từng khúc nhỏ, kích thước như trê. Sau khi thái nhỏ mang đi sấy khô. Chú ý nên tách riêng cành và lá không sấy chung vì 2 loại có thời gian khô khác nhau. Sau khi cả lá và cành đều đã khô, sẽ mang đi sao vàng hoặc có thể tẩm mật trước khi sao. Tùy vào tình trạng cơ thể người dùng có cách bào chế khác nhau.

Cách dùng

Sử dụng lá và cành, tỷ lệ 50/50 hãm nước uống. Có thể sử dụng buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.

Rễ đinh lăng có tác dụng gì?

Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:

  • Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
  • Với liều 0,1ml cao lỏng đinh lăng cho 20g thể trọng sống làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng.
  • Đinh lăng tác dụng trực tiếp trên cơ tim ếch, cô lập (theo phương pháp Straub) với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa, tiến tới tim ngừng đập.
  • Dung dịch nước 0,2 đến 1% rễ đinh lăng gây co mạch tai thỏ cô lập theo phương pháp Kravkov.
  • Với liều 0,5ml dung dịch cao đinh lăng 100-200% trên 1 kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai đều tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: huyết áp nhất thời hạ xuống.
  • Trên tử cung tại chỗ, với liều 1ml dung dịch cao đinh lăng 100% cho 100g thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
  • Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp trên 5 lần so với bình thường và liều uống 2ml dung dịch đinh lăng 100% cho 100g thể trọng (thí nghiệm trên chuột bạch Trung Quốc).
  • Liều độc: Đinh lăng ít độc, so với nhân sâm còn ít độc hơn. Giải phẫu bệnh lý những chuột chết vì liều độc thì thấy gây tổn thương nặng tổ chức cơ sở các tạng nhất là ở gan, thận, tim, não, cuối cùng chết. Liều độc tiêm phúc mạc DL.50 của đinh lăng là 32,9g/kg trong khi đó DL.50 của nhân sâm là 16,5g/kg, của ngũ gia bì Liên Xô cũ (Eleutherococcus) là 14,5g/kg, chứng tỏ đinh lăng ít độc hơn 2 vị thuốc nhân sâm và ngũ gia bì Liên Xô cũ. Cho uống với liều 50g/kg thể trọng chuột vẫn sống bình thường. Độc tính trường diễn thấy xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng tim, gan, thận. Trước khi chết có hiện tượng ỉa lỏng, xù lông, mệt mỏi, kém ăn, sụt cân.
  • Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì Eleutherococcus của Liên Xô cũ, đương quy, ba kích. Tác dụng này có thể là do tính chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.
  • Ngô Ứng Long và Xavaev (Liên Xô cũ) đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược. Thực nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập.

Lá đinh lăng có tác dụng gì

Glucosid có trong lá đinh lăng giúp ngăn rụng tóc

Nguồn tham khảo: https://www.hindawi.com/journals/bmri/2018/1380146/

Là chất hoạt động bề mặt không ion. Glucoside có khả năng làm sạch, điều hòa, tạo nhớt, tạo bọt, và dưỡng ẩm cho da và tóc hiệu quả. Nó được sử dụng để tạo độ nhớt và tăng khả năng tạo bọt của xà phòng lỏng trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da.

Hoạt chất có khả năng duy trì cân bằng trên da và không gây khô da. Nó là thành phần dưỡng ẩm cực kì tốt. Chất này được sử dụng như một loại dưỡng ẩm trong các loại kem và dầu dưỡng da, tóc.

Saponin trong rễ, lá đinh lăng giúp giảm cholesterol

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6273086/

Saponin ràng buộc với muối mật và cholesterol trong đường ruột. Muối mật hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận lợi cho sự hấp thụ của nó. Saponin gây giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu của nó.

Uống nước lá đinh lăng sau sinh giúp lợi sữa

Uống nước lá đinh lăng khô, hoặc dùng lá đinh lăng tươi sau sinh không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn lợi sữa. Nhiều chị em phụ nữ sau sinh bị tắc tuyến sữa, không có sữa cho con bú phải dùng sữa ngoài.

Tuy nhiên, nếu như bạn kiên trì uống nước lá đinh lăng mỗi ngày sẽ giúp sữa ra nhiều. Trong sữa cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ lâu dài.

Tác dụng của lá đinh lăng giúp làm trắng da

Dùng lá đinh lăng để làm trắng da là một trong những phương pháp làm đẹp được đánh giá cao. Đặc biệt hiệu quả và an toàn cho phái đẹp. Lá đinh lăng có các axit amin như methionin, xystein, alacoid, glucoid, đặc biệt là các vitamin B có tác dụng hiệu quả đến quá trình dưỡng trắng da.

Tác dụng của lá đinh lăng trị mất ngủ

Một trong những tác dụng hàng đầu của vị thuốc này đó chính là trị mất ngủ hiệu quả. Trong dược liệu có chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp an thần, thư giãn đầu óc, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, dược liệu này cho vào gối ngủ thôi cũng có thể điều trị được chứng mất ngủ lâu ngày. Hoặc nếu bạn không thích mùi của dược liệu thì có thể sắc uống. Hai phương pháp này đều hiệu quả như nhau.

Tác dụng của lá đinh lăng trị bệnh ho lâu ngày

Nhắc tới lá đinh lăng, người ta sẽ liên tưởng ngay tới khả năng trị bệnh ho thần kỳ của dược liệu này. Đây là phương pháp trị bệnh dân gian rất được nhiều người tin dùng. Nếu bạn đang bị ho một thời gian dài rồi mà chưa khỏi thì hãy dùng thử dược liệu này xem như thế nào nhé.

Lá đinh lăng ăn sống có tác dụng bao gồm:

  • Hỗ trợ tắc tia sữa, trị ho ra máu, ngăn ngừa mẩn ngứa, mề đay.
  • Giúp lưu thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết giúp phụ nữ đang cho con bú có sữa nhiều và về nhanh hơn.
  • Có tính mát, vị đắng giúp giải độc, chữa trị kiết lỵ, chống dị ứng.
  • Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ sóng alpha và beta, giảm tỷ lệ sóng delta.
  • Giúp vỏ não được hoạt hóa nhẹ, tăng chức năng của hệ thần kinh.
  • Saponin (giống nhân sâm), vitamin B1 và 13 acid amin thiết yếu, giàu dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể.
  • Giúp lợi tiểu, trị gầy yếu, tăng lực, mát huyết, tiêu hóa tốt, hỗ trợ người bị suy nhược, mệt mỏi, bồi bổ cho cơ thể.

Cây, lá đnh lăng trị bệnh gì?

Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động

Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,5ml, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa.

Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, y học thực hành, 7-1963).

Chữa vết thương

Giã nát lá đinh lăng đắp lên.

Lá đinh lăng chữa bệnh sốt siêu vi

Nguyên liệu:

  • 200g lá đinh lăng tươi.
  • 20g muối trắng.

Cách dùng:Rửa sạch dược liệu rồi ngâm trong nước muối pha loãng tầm 15-20 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đến, cho dược liệu vào cối, dùng chày giã nhuyễn. Lọc lấy nước cốt rồi chia ra 2-3 lần cho trẻ uống trong ngày. Phần bã thì đắp lên trán rồi để vậy cho tới khi khô.

Lá đinh lăng chữa bệnh ho

Nguyên liệu:

  • 30g lá đinh lăng khô.
  • 2 lít nước sạch.

Cách dùng: Đem dược liệu đi sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào nồi sắc cùng 2 lít nước đã chuẩn bị. Lấy nước này chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi ngày nấu một lần với liều lượng như trên. Kiên trì dùng mỗi ngày để nhanh đạt hiệu quả.

Lá đinh lăng chữa bệnh mất ngủ

Nguyên liệu:

  • 30g lá đinh lăng
  • 20g lá vông
  • 10g tim sen
  • 500ml nước sạch

Cách dùng: Tất cả đem rửa sạch rồi cho hết vào nồi, sắc với lửa nhỏ. Sắc cạn còn 300ml nước, chia 2 lần uống mỗi ngày.

Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 50g lá đinh lăng
  • 20g râu ngô
  • 30g cây xấu hổ

Cách dùng:Rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc với 1,5 lít nước. Sắc đến khi còn khoảng phân nửa là được. Dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày. Đối với trẻ con thì chỉ sắc độc vị lá đinh lăng để uống.

Công dụng và liều dùng

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lý. Viện y học Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm dùng trên người thấy với liều 0,23 đến 0,50g bột đinh lăng một ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ (30°) thì có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Trong nhân dân, ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi dùng đinh lăng chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Tại Ấn Độ, theo K.M. NAikarai, đinh lăng được dùng chữa sốt, làm săn da.

Nguồn tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6273086/

https://en.wikipedia.org/wiki/Polyscias_fruticosa

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%AFng_c%C3%A2y_thu%E1%BB%91c_v%C3%A0_v%E1%BB%8B_thu%E1%BB%91c_Vi%E1%BB%87t_Nam

This post was last modified on 10/01/2024 17:59

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago