Học thuyết X, Y, Z dường như là học thuyết mà bất kỳ nhà quản trị nhân lực nào cũng phải thuộc nằm lòng. 3 học thuyết quan trọng giúp lãnh đạo định hướng quản lý nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. Hãy cùng Tanca tìm hiểu về ưu và nhược điểm của từng học thuyết nhé.
Học thuyết X khẳng định: Con người cam chịu được chỉ đạo
Vào năm 1960, Douglas Mc Gregor đã đưa ra học thuyết X và đây là tiền đề để cho ông phát triển tiếp học thuyết Y, Z sau này. Đây là kết quả của sự tổng hợp những lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực được áp dụng dụng trong xí nghiệp thời bấy giờ ở phương Tây.
Học thuyết X của ngài Douglas Mc Gregor đưa ra những giả thiết có thiên hướng hơi tiêu cực về con người như:
Về cơ bản, Học thuyết X chỉ ra rằng nguồn động lực chính của nhân viên là tiền tệ. Người lao động sẽ là người bị quy trách nhiệm và những nguyên nhân khách quan như thiểu đào tạo, chính sách, lỗi hệ thống…thường bị xử lý không đúng mức hoặc trực tiếp bỏ qua.
Nhà quản lý theo Thuyết X sẽ không tin tưởng bất kỳ ai. Thứ họ tin đó là hệ thống giám sát chặt chẽ, máy móc và sức mạnh của kỷ luật.
Học thuyết này không có một cái nhìn toàn diện về người lao động. Cho rằng con người khi bị kiểm soát mới làm việc có năng suất tốt, phải có thưởng nếu muốn người lao động làm việc
Còn cách quản lý nhàng hơn sẽ dẫn đến ngày càng có nhiều mong muốn hơn từ người lao động. Như cần nhận được phần thưởng lớn hơn để đổi lấy chất lượng công việc giảm sút.
Sau khi đưa ra học thuyết X thì Douglas Mc Gregor lại đưa ra thêm một học thuyết Y ngay cùng năm. Đây có thể xem như là một học thuyết giúp ông “sửa sai” trong lý thuyết quản trị nguồn nhân lực.
Những nhu cầu cấp cao hơn về lòng tự trọng và sự hiện thực hóa là những nhu cầu cấp thiết của hầu hết mọi người, con người sẽ không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Như vậy, chính những nhu cầu cấp cao hơn này mà nhân viên có thể được thúc đẩy một cách tốt nhất.
Vị trí của nhân viên được khẳng định hơn trong học thuyết Y
Trái ngược hoàn toàn với học thuyết X, học thuyết Y đưa ra các giả thuyết tích cực hơn về bản chất của người lao động như sau:
Như vậy, theo những nhận định này, cá nhân sẽ tự điều chỉnh mục tiêu của họ sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức, nếu như có những phần thưởng làm động lực. McGregor nhấn mạnh rằng học thuyết Y mong muốn các nhà quản lý làm việc theo hướng này.
Con người thích thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác, mỗi người đều có khát vọng, có khả năng tự khích lệ bản thân làm việc. Ngoài ra, họ còn có khả năng tự chủ, tự trị và đứng ra nhận những bổn phận lớn hơn.
Xem thêm : Top 9 loại bao cao su tốt nhất hiện nay giúp kéo dài thời gian quan hệ
Nếu tạo cho người lao động một cơ hội thì họ sẽ sáng tạo hết sức và có tiến bộ trong công việc hơn. Năng suất lao động sẽ tăng đáng kể nếu người lao động không bị ràng buộc bởi các luật lệ quá chặt chẽ, ràng buộc bởi các hướng dẫn.
McGregor nhận ra rằng một số người lao động không thể tự quản lý chính mình như học thuyết Y và họ cần phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn mới có thể phát triển được.
Với những công ty có trình độ người lao động cao, chuyên làm những việc thiên về sáng tạo như Google, Microsoft, Apple,…thì học thuyết Y là một học thuyết lý tưởng để áp dụng. Tạo ra một môi trường làm việc tự do, lý tưởng cho người lao động.
Nếu được thực hiện đúng cách, môi trường như vậy có thể gia tăng và thúc đẩy động lực khi nhân viên làm việc nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân cấp cao hơn thông qua công việc của họ.
Ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản phát triển nhờ cách quản trị đúng đắn
Trong những năm 1980, các doanh nghiệp nói chung và ngành công nghiệp Mỹ nói riêng đã trải qua một cơn sóng thần về nhu cầu đối với các sản phẩm và hàng nhập khẩu của Nhật Bản. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô.
Tại sao người tiêu dùng Hoa Kỳ săn đón ô tô, tivi, dàn âm thanh nổi và đồ điện tử từ Nhật Bản?
Có 2 lý do sau đây:
Người Nhật đã phát hiện ra điều mang lại lợi thế cạnh tranh cho họ. Bí quyết thành công của họ không phải là những gì họ đang sản xuất mà là cách họ quản lý người lao động của mình — các nhân viên Nhật Bản đã gắn bó, trao quyền và làm việc năng suất cao.
Giáo sư quản lý William Ouchi lập luận rằng các tổ chức phương Tây có thể học hỏi từ các đối tác Nhật Bản của họ. Mặc dù sinh ra và được giáo dục ở Mỹ, Ouchi là người gốc Nhật Bản và đã dành nhiều thời gian ở Nhật Bản để nghiên cứu cách tiếp cận của quốc gia này để học hỏi với tinh thần đồng đội tại nơi làm việc và cách quản lý.
Kết quả là ông đã cho ra học thuyết Z – một sự phát triển ngoài học thuyết X và học thuyết Y, kết hợp những gì tốt nhất của thực tiễn quản lý phương Đông và phương Tây.
Học thuyết của Ouchi lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách năm 1981 của ông, học thuyết Z chỉ ra rằng: Cách quản lý kiểu Mỹ có thể đáp ứng thách thức của Nhật Bản. Ouchi khẳng định, lợi ích của Thuyết Z sẽ là giảm sự thay đổi của nhân viên, tăng cường cam kết, cải thiện tinh thần và sự hài lòng trong công việc, đồng thời tăng năng suất lao động lên cao hơn.
Triết lý và văn hóa công ty: Triết lý và văn hóa công ty cần được tất cả nhân viên hiểu và thực hiện, đồng thời nhân viên cần tin tưởng vào những việc họ đang làm.
Phát triển nhân viên và sử dụng nhân viên lâu dài: Đội ngũ tổ chức và quản lý cần có các biện pháp và chương trình để phát triển nhân viên. Việc này thường lâu dài và mang đến sự thăng tiến ổn định, chắc chắn. Điều này dẫn đến sự trung thành từ các thành viên trong tổ chức.
Học thuyết Z thành công vì đã biết quan tâm đến người lao động về mọi mặt, coi trách nhiệm, sự trung thành là động lực to lớn giúp người lao động làm việc. Nếu tổ chức đối xử tốt với họ thì ngược lại học cũng sẽ đối xử tốt với tổ chức.
Tuy nhiên, học thuyết Z vẫn có những điểm hạn chế của riêng nó. Người lao động phần lớn sẽ trung thành, tin tưởng và phát huy năng lực vì tổ chức, nhưng cũng sẽ có một số người ỷ lại, trông chờ và không tích cực cống hiến
Từ X đến Z là một quá trình phát triển tích cực
Sau khi đã tìm hiểu về 3 học thuyết X, Y, Z chúng ta có thể nhận thấy rằng cả 3 đều không phủ nhận nhau, học thuyết ra đời sau bổ khuyết cho học thuyết trước.
Dù học thuyết X nhìn nhận người lao động theo một hướng tiêu cực nhưng nó lại đưa ra một phương pháp quản lý khá chặt chẽ.
Còn học thuyết Y nhìn nhận con người theo một hướng khá lạc quan, nhưng nó vẫn đưa ra một cách quản lý động, phù hợp để ứng dụng trong một số lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo cao của nhân viên.
Về thuyết Z, mặc dù có nhược điểm là tạo ra sức ỳ ạch trong nhân viên nhưng nó vẫn có hiệu quả và dẫn đến sự thành công của nhiều công ty lớn. Đây có thể xem là thuyết quản trị nhân lực kinh điển được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Chúng ta có thể thấy, quá trình từ học thuyết X đến học thuyết Z là quá trình điều chỉnh về tri thức trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực.
Điều này thể hiện, con người luôn mong muốn đạt đến một trình độ ưu việt nhất trong quản lý nhân lực để mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho doanh nghiệp và cả người lao động.
Con người luôn là trung tâm của quản trị
Điểm giống nhau của thuyết quản trị của phương Đông và phương Tây là:
Bởi cách sống và văn hoá của người phương Đông và Phương Tây không quá giống, nên điểm khác nhau của phương thức quản trị là: Học thuyết của người phương Đông đề cao “Đức” và “Tâm”, còn phương Tây thì lấy hiệu của công việc làm mục tiêu của con người.
Qua những phân tích về học thuyết X, Y, Z của Tanca chúng ta có thể thấy rằng quản trị nguồn nhân lực là một nghệ thuật, nhà quản trị cần có một cái đầu “lạnh” để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Tuy cả 3 học thuyết đều có điểm yếu của riêng mình, nhưng nếu biết sử dụng một cách linh hoạt sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
>>> Đọc thêm:
5 Cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì? Bí quyết của nhà lãnh đạo tài ba
Bản đồ chiến lược là gì? Chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả
BSC (Balanced scorecard) – Tổng quan về mô hình quản trị chiến lược
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/03/2024 17:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024