Gross Weight là gì? Khối lượng tịnh là gì? Đây là những nghi vấn mà được rất nhiều người làm trong ngành vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa tìm kiếm. Những quy định về Gross Weight trong vận chuyển, đóng gói hàng hóa là gì? Cùng Vinalogs tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Gross Weight là gì?
Những kiện hàng mà khách hàng hay mua trên Shopee, Lazada hay Sendo thì Gross Weight được hiểu là phần sản phẩm và phần thùng carton sau khi đã đóng gói hoàn chỉnh.Ví dụ 1: Một kiện hàng phụ tùng xe tải A chở hàng, khách hàng cần mua lá côn xe xe tải (khoảng tầm 3 kg), hộp bìa carton là 300g. Như vậy, kiện hàng hoàn chỉnh sẽ có khối lượng là 3300g, đây chính là Gross Weight.Còn 3kg hàng hóa chính là Net Weight, hay còn gọi đây là khối lượng tịnh.Ví dụ 2: Lượng hàng đóng trong container đường biển là 23 tấn Gross Weight, bao gồm 22,8 tấn trọng lượng hàng, và 0,2 tấn pallet và các vật liệu đóng gói.
Bạn đang xem: Gross Weight là gì? Cách để giảm Gross Weight thấp nhất có thể.
Gross Weight và Net Weight khác nhau ở điểm nào?
Nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa Gross Weight và Net weight. Khi mua hàng khách hàng hay thắc mắc tại sao hàng hóa nhỏ nhưng phí ship lại cao (chưa tính cân nặng của bao bì).
Net Weight viết tắt là NW chính là khối lượng tịnh, khối lượng của vật thể, không tính bao bì kèm theo.
Như trong ví dụ trên, kiện hàng lá côn xe tải 3kg đó chính là Net Weight.
Gross Weight và Net Weight chỉ khác nhau ở phần bao bì đóng gói. Chính vì vậy mà nhiều người thỉnh thoảng bị nhầm lẫn.
Như vậy các bạn có thể dễ dàng hiểu rõ về Gross Weight và Net Weight khác nhau ở điểm nào. Khi nhập hàng với số lượng lớn, các bạn cần hỏi rõ phần sản phẩm cân nặng bao nhiêu kilogram, phần bao bì có khối lượng bao nhiêu, để không bị đội tiền ship lên quá cao.
Đặc biệt, khi có ý định nhập khẩu hàng, chẳng hạn nhập hàng Quảng Châu bằng cách nhờ bên giao dịch trung gian mua hộ và đóng gói. Sự chênh lệch quá lớn giữa Gross Weight và Net Weight trong một kiện hàng, bạn nên xem lại để đưa ra phương án phù hợp hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Ý nghĩa của Gross Weight đối với xe tải và xe container
Trong các tờ phiếu đăng kiểm thường hay để tự trọng, tổng tải trọng hàng hóa, điều này chính là đăng nói về Gross Weight và Net Weight.
Gross Weight đối với xe tải
Net Weight hay còn gọi là khối lượng tịnh chính là phần khung xe (không bao gồm thùng xe).
Gross Weight là tổng trọng lượng lớn nhất cho phép mà xe tải có thể chuyên chở.
Xem thêm : Sau sinh ăn đậu phụ được không?
Mỗi loại xe tải khác nhau sẽ có mức tải trọng khác nhau, mức tải trọng cho phép chuyên chở cũng sẽ khác nhau. Nếu nắm rõ điều này, các bạn sẽ không mắc phải lỗi vi phạm quá tải khi tham gia giao thông.
Gross Weight đối với vỏ container
Gross Weight đối với xe chở container có sự khác nhau đối với xe tải, bởi cần tính thêm đến yếu tố trọng lượng của vỏ container. Gross Weight của vỏ cont 20 và Gross Weight cont 40 cũng có sự khác nhau.
Gross Weight cont 20′
Thỉnh thoảng khách hàng sẽ thắc mắc một cont 20 sẽ chở được bao nhiêu tấn hàng, được hiểu là Gross Weight của hàng. Tuy nhiên, điều này còn khá chung chung. Khả năng chứa hàng theo thiết kế kỹ thuật hay khả năng chứa hàng do hãng tàu quy định. Hiện tại các hãng tàu container chấp nhận container 20 feet trọng lượng hàng tối đa thường là 25 tấn. Tuy vậy hãng tàu vẫn cho phép khách hàng có thể chở hàng nhiều hơn (có thể là 26 – 27 tấn) nếu thỏa thuận trước, và có thể phải trả thêm một khoản phí quá tải. Như vậy, Gross Weight tối đa cont 20 thường giao động từ 25t đến 27t.
Gross Weight cont 40′
Container 40 feet là loại cont dùng để chứa những mặt hàng cồng kềnh. Với container 40’DG chứa được khoảng 65-67 mét khối (CBM) hàng, và thiết kế kỹ thuật cho phép cont này chở được tối đa khoảng 28 tấn hàng (như hình trên). Gross Weight hàng tối đa đối với cont 40 feet cũng phụ thuộc vào thiết kế kỹ thuật, và thực tế hãng tàu có quy định cho phép đóng tối đa bao nhiêu tấn (có thể thấp hơn số Max.Gross trên vỏ container).
Cách tính Gross Weight
Bên cạnh thuật ngữ Gross Weight và Net Weight, nhiều khách hàng vẫn còn nhầm lẫn với Gross Weight và Chargeable Weight
Chargeable Weight (CW): là trọng lượng dùng để tính cước.
Volume Weight (VW): là trọng lượng quy đổi từ kích thước của kiện hàng.
Khi nhắc đến hàng hóa có nhiều loại kích thước, trọng lượng. Có những mặt hàng rất to, rất cồng kềnh chiếm nhiều chỗ trên máy nhưng trọng lượng lại nhẹ tênh.
Vì vậy nếu áp dụng trọng lượng thực tế để tính cước vận chuyển thì không được. Do đó hiệp hội hàng không đã đưa ra công thức quy đổi từ kích thước hàng hóa thành trọng lượng tương đương để tính cước.
Xem thêm : Bị lừa tiền qua mạng báo ai, tố cáo ở đâu, cách lấy lại tiền đã mất
Nếu trọng lượng quy đổi (VW) nhỏ hơn trọng lượng thực tế (GW) thì trọng lượng thực tế sẽ là Chargeable Weight. Ngược lại nếu VW lớn hơn GW thì VW sẽ trở thành CW.
Bên cạnh G.W thì trọng lượng của kiện hàng cũng được tính dựa trên kích thước của nó. Trọng lượng này được viết tắt là VW. Theo quy ước của hiệp hội hàng không IATA thì trọng lượng V.W sẽ quy đổi thông qua công thức như sau:
- V.W= (Dài x Rộng x Cao) / 6000
Trên thực tế gross weight và Volume Weight weight thường có sự chênh lệch. Người ta sẽ tính cước phí hàng hóa cho trọng lượng lớn hơn. Nếu Volume Weight lớn hơn Gross Weight thì sẽ tính trọng lượng kiện hàng theo cân nặng V.W và ngược lại.
Bạn có thể tính trọng lượng Gross weight bằng công thức:
- G.W= Net Weight + khối lượng bao bì
Đây cũng chính là cách tính Gross Weight trên BL mà quý các bạn có thế áp dụng.
Làm thế nào để đảm bảo Gross Weight thấp nhất?
Gross Weight càng nhỏ thì chi phí vận chuyển của bạn càng ít. Như bạn đã biết, hàng hóa luôn có trọng lượng cố định. Bởi vậy để giảm Gross Weight chỉ có thể tìm cách giảm khối lượng bao bì đóng gói.
Với hàng chuyển phát, thông thường hàng hóa sẽ được bọc trong một lớp màng xốp khí hoặc màng xốp foam để tránh trầy xước trong quá trình vận chuyển. Sau đó hàng hóa được đựng bên trong carton để dễ dàng cho việc sắp xếp các kiện hàng. Vừa giúp hàng hóa không tiếp xúc trực tiếp với những loại hàng hóa khác. Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo thêm về quy cách đóng gói hàng hóa gửi đi.
Quy cách đóng gói hàng hóa
- Tất cả các bưu kiện đều phải đóng gói sẵn sàng trước khi vận chuyển, được niêm phong
- Hàng hóa đóng gói cần chịu được các tác động lực khi vận chuyển
- Khi đóng gói cần sử dụng vật chèn kín các khoảng trống, tránh sự chuyển động của hàng hóa bên trong hộp khi vận chuyển
- Dùng bằng băng keo gói kín sản phẩm. Không dùng các loại dây để đóng gói
- Trên bao bì tất cả các bưu kiện đều phải có đầy đủ thông tin để tránh thất lạc
Trong một số trường hợp cụ thể như vận chuyển bằng đường hàng không hay đường biển thì các chủ shop vẫn áp dụng biện pháp cuốn thêm một lớp băng dính nữa. Việc quấn thêm này giúp hàng hóa được lèn chặt và đóng gói kỹ bên trong hộp. Tránh xảy ra trường hợp hàng hóa bạn gửi đi có nhiều chi tiết nhỏ, dễ bị rơi ra trong quá trình vận chuyển.
Cách hạn chế trọng lượng hàng hóa
Để có thể hạn chế tối đa trọng lượng hàng hóa, bạn nên lựa chọn chất liệu đóng gói hàng phù hợp. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm được diện tích hàng, vừa bớt được trọng lượng của hộp. Theo thực tế hộp giấy, hộp carton càng lớn thì diện tích, thể tích và trọng lượng sẽ càng lớn. Hạn chế móp méo trong quá trình vận chuyển cũng như trọng lượng đạt mức tối thiểu.
Ngoài ra khi đóng gói bạn có thể cân nhắc tùy vào từng loại hàng để lựa chọn vật liệu đóng gói cho phù hợp. Chẳng hạn bạn có thể dùng xốp khí để thay cho xốp foam dày hoặc thay vì sử dụng băng dính vừa tốn lại nặng thì bạn có thể dùng màng bọc PE hoặc PVC để đóng hàng. Nếu hàng vận chuyển trong nội thành thì bạn chỉ cần cho sản phẩm vào thùng carton dán mép là được.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Gross Weight là gì cũng như những ứng dụng của GW vào cuộc sống. Hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn các vấn đề liên quan tới logistics ngay hôm nay.>>Tìm hiểu thêm về Deadweight là gì
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp