Việc nghiện chơi game gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý tâm thần. Hiểu rõ những tác hại của tình trạng này sẽ giúp bố mẹ quản lý con cái tốt hơn và có biện pháp khắc phục kịp thời khi con có những biểu hiện bất thường.
Game online là hình thức giải trí được trẻ em và người trẻ yêu thích. So với các trò chơi giải trí thông thường, game online lôi cuốn và hấp dẫn hơn nhờ đồ họa sinh động, nội dung game đa dạng và được cải tiến liên tục. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, game online trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống.
Bạn đang xem: Tạp Chí Tâm Lý Học
Không thể phủ nhận chơi game giúp giảm stress và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chơi game online cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện. Các trò chơi trực tuyến kích thích não bộ sản sinh các morphin nội sinh, trong đó có hormone dopamine giúp giải tỏa căng thẳng và mang đến sự hưng phấn. Do đó khi chơi game, nhiều người không thể dứt ra được và chơi liên tục trong nhiều giờ liền.
Nghiện game online là một dạng rối loạn tâm thần có biểu hiện và cơ chế tương tự như nghiện cờ bạc, nghiện chất kích thích,… Và những hậu quả của chứng bệnh này cũng có mức độ nghiêm trọng không kém.
Tuy nhiên, phần lớn bố mẹ đều không có hiểu biết về chứng nghiện game và thường nhầm lẫn với sở thích chơi game thông thường . Chính những hiểu biết hạn chế khiến bố mẹ lơ là trước các biểu hiện của con trẻ dẫn đến tình trạng trẻ không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để có hình dung rõ hơn về chứng bệnh này, bố mẹ cần quan tâm đến các hậu quả mà chứng nghiện game gây ra:
Nghiện game online khiến trẻ không chế ngự được cảm giác thèm muốn chơi game dẫn đến tình trạng chơi game liên tục để thỏa mãn. Trẻ ưu tiên các trò chơi trực tuyến và bỏ bê việc học cùng với các khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, gia đình, bạn bè,… Vì lơ là việc học nên trẻ nghiện game online thường có kết quả học tập kém và thành tích đi xuống rõ rệt.
Ngoài tình trạng xao nhãng, nghiện game cũng khiến trẻ giảm khả năng tập trung, trí nhớ và chậm tiếp thu với bài giảng. Trong quá trình học tập, não bộ sẽ bị chi phối bởi cảm giác thích thú khi chơi game. Do đó, trẻ thường có tâm lý chán học và có xu hướng bỏ học để thỏa mãn bản thân với các trò chơi trực tuyến.
Trong khi việc học gây ra những căng thẳng, áp lực và mệt mỏi thì chơi game mang đến cho trẻ cảm giác hứng thú và lôi cuốn. Chính vì vậy, trẻ thường ưu tiên các trò chơi trực tuyến và bỏ bê việc học. Nhiều trẻ ý thức được việc phải học tập để đạt thành tích cao nhưng do não bộ bị chi phối, khả năng tiếp thu kém và trí nhớ suy giảm nên khó có thể duy trì được kết quả học tập.
Nếu tình trạng tiếp diễn, trẻ có thể bị ở lại lớp và đối mặt với lỗ hổng kiến thức lớn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và khiến tương lai của trẻ bị đe dọa. Chính vì vậy, gia đình cần phát hiện sớm các dấu hiệu nghiện game online để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nghiện game khác với sở thích và thói quen. Khi đã nghiện các trò chơi trực tuyến, trẻ không thể chế ngự cảm giác thèm muốn chơi game mặc dù ý thức bản thân đang chơi game quá nhiều và bỏ bê việc học. Cảm giác này thôi thúc khiến trẻ chơi game liên tục trong nhiều giờ, không ăn không uống và đôi khi trẻ chơi game suốt đêm vì quá chìm đắm trong thế giới ảo.
Tình trạng chán ăn, ăn uống kém, thiếu ngủ và chơi game không ngừng nghỉ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Trong giai đoạn dậy thì, hormone tăng trưởng sẽ kích thích trẻ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên nếu mắc phải chứng nghiện game, trẻ sẽ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, thậm chí có dấu hiệu suy dinh dưỡng và thấp còi.
Khi chơi game online, não bộ sẽ sản sinh dopamine có tác dụng tạo cảm giác thư giãn, phấn chấn và hứng thú. Nếu nghiện game, nồng độ của hormone này có thể gia tăng quá mức dẫn đến mất cân bằng chất nội sinh trong não và gây ra một loạt các phản ứng bên trong cơ thể. Những ảnh hưởng này cũng tác động đáng kể đến quá trình phát triển thể chất của con trẻ.
Nhiều phụ huynh chỉ nghĩ nghiện game online khiến các con xao nhãng việc học và ảnh hưởng đến tâm lý. Ít người biết rằng, chứng bệnh này gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất của con – đặc biệt là đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì.
Nghiện game online trong một thời gian dài sẽ gây suy nhược cơ thể. Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nghiện game là nguyên nhân ít người ngờ đến. Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
Ngoài ra, các hình ảnh trong game cũng gây ra hiện tượng “ám thị” khiến trẻ suy nghĩ liên tục đến nội dung game. Tình trạng này khiến cho não bộ bị kích thích, căng thẳng liên tục và hoàn toàn không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, sự gia tăng quá mức của hormone dopamine trong quá trình chơi game cũng tác động đáng kể đến các vùng chức năng của não bộ.
Suy nhược cơ thể ở trẻ ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Đối với trẻ nghiện game, nguy cơ bị stress và trầm cảm tăng lên đáng kể. Các vấn đề tâm lý này sẽ tiếp tục gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy nhược tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Khi nghiện game online, trẻ thường không có nhu cầu giao tiếp hay nhận được sự quan tâm từ mọi người. Do đó khi gặp phải các biểu hiện bất thường, trẻ thường lờ đi thay vì chia sẻ với bố mẹ. Nếu gia đình không chú ý, tình trạng sẽ xấu dần theo thời gian khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý, thể chất.
Hầu hết các trò chơi trực tuyến gây nghiện đều có nội dung bạo lực. Tiếp xúc với các hình ảnh bạo lực sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý xem nhẹ những hành vi này ở ngoài đời thực. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ nghiện game online dễ bị ám thị bởi các nhân vật ảo và dễ hình thành các hành vi hung hăng, ngông cuồng.
Ngoài ra, để có tiền phục vụ cho game online, trẻ bắt đầu có hành vi nói dối bố mẹ, lừa gạt bạn bè, thậm chí tham gia vào các băng nhóm thực hiện hành vi bạo hành và trấn lột tài sản của người khác. Thực tế, các vật phẩm trong những trò chơi trực tuyến có giá thành không hề rẻ. Vì để đạt được thành tích cao và giành chiến thắng, trẻ không ngần ngại chi một khoản tiền lớn.
Nhiều trẻ nhịn ăn và sử dụng tiền đóng học để phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Khi gia đình phát hiện, trẻ hoàn toàn không nhận lỗi hay có tâm lý ăn năn, hối hận. Nếu gia đình không đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật để có thể duy trì việc chơi game online.
Trong những năm gần đây, không ít người ngỡ ngàng khi trẻ có hành vi hung hăng, tàn bạo với chính người thân của mình chỉ để có tiền phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Những sự việc thương tâm này chính là hồi chuông cảnh báo về vấn nạn nghiện game và sự vô tâm, hiểu biết hạn chế của gia đình lẫn nhà trường.
Nghiện game online khiến trẻ lãng phí thời gian cho các trò chơi vô bổ mà xao nhãng việc học và những vấn đề khác trong cuộc sống. Cảm giác thích thú, hưng phấn khi chơi game khiến trẻ chơi liên tục trong nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi.
Ban đầu, trẻ chỉ chơi game trong 2 – 4 tiếng, sau đó lượng thời gian sẽ tăng dần lên. Cơ chế nghiện game tương tự như nghiện chất kích thích chỉ có điều game online là hình thức giải trí được chấp nhận và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận.
Bên cạnh đó, người nghiện game online cũng lãng phí tiền bạc để mua các vật phẩm và nâng cấp nhân vật ảo. Với những gia đình khó khăn, đây quả thực là số tiền không hề nhỏ.
Nhiều học sinh có hành vi lừa dối cha mẹ lấy học phí để phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Thậm chí nhiều em đem tài sản cầm cố để có thể tiền chơi game. Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ mà còn gây ra gánh nặng cho gia đình – đặc biệt là với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Giai đoạn vị thành niên là thời điểm con trẻ có sự phát triển rõ rệt về thể chất và nhân cách. Lúc này, trẻ bắt đầu hình thành suy nghĩ riêng về cuộc sống và tự đánh giá sự việc qua lăng kính của bản thân thay vì lắng nghe bố mẹ hoàn toàn. Đây là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ nhỏ và người lớn nên trẻ chưa có hiểu biết sâu sắc như người trưởng thành nhưng cũng không ngoan ngoãn, vâng lời và dễ nắm bắt như trẻ nhỏ.
Trong giai đoạn vị thành niên, đôi khi trẻ sẽ có những quan niệm và suy nghĩ lệch lạc do thiếu kinh nghiệm sống. Các suy nghĩ này sẽ dần được điều chỉnh nếu có định hướng đúng đắn từ bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ nghiện game online có thể cứng nhắc với những quan niệm sai lệch của bản thân do bị “ám thị” bởi nội dung của các trò chơi trực tuyến.
Nhiều phụ huynh không hề biết rằng, nghiện game gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng đó là làm méo mó nhân cách của con. Khoảng thời gian từ 10 – 18 tuổi là giai đoạn con trẻ hình thành tính cách thông qua những tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên nếu nghiện game, cuộc sống của trẻ chỉ xoay quanh nội dung của các trò chơi trực tuyến. Đồng thời trẻ thường không có nhu cầu tương tác với mọi người và có hiện tượng giảm khả năng giao tiếp.
Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, một số trẻ nghiện game online sẽ phát triển các dạng nhân cách bất thường. Mặc dù nghiện game không phải là nguyên nhân chính nhưng tình trạng này được xem là yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới,… Các rối loạn nhân cách chính là rào cản khiến trẻ không thể hòa nhập với cộng đồng và gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm, kết bạn và duy trì các mối quan hệ xã hội.
Nghiện game online đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là bệnh tâm thần chính thức. Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, chứng bệnh này kéo dài cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý tương tự. Các thống kê và nghiên cứu được thực hiện cho thấy, nghiện game online gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như:
Trong đó, trầm cảm là bệnh lý có khả năng cao nhất. Khi nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy, người nghiện game online và bệnh nhân trầm cảm đều có hiện tượng sụt giảm serotonin ở khe synap. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý ở giai đoạn dậy thì cũng được xem là yếu tố gia tăng nguy cơ.
Xem thêm : Hướng dẫn bù nước bằng đường uống khi bị tiêu chảy
Một hậu quả khác của chứng nghiện game mà ít người ngờ đến đó là giới hạn nghề nghiệp trong tương lai. Đa phần trẻ có biểu hiện nghiện game đều phải điều trị củng cố trong ít nhất 6 năm và đôi khi phải điều trị dài hạn cho đến khi ngoài 30 tuổi để ngăn ngừa tình trạng tái nghiện.
Khác với chất kích thích, game online là hình thức giải trí được chấp nhận. Do đó, để cách ly hoàn toàn với trò chơi trực tuyến, trẻ phải lựa chọn các công việc không sử dụng máy tính và điện thoại thông minh.
Ngày nay, thiết bị điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Việc cách ly hoàn toàn với các thiết bị này khiến trẻ chỉ có thể làm các công việc chân tay. Thông thường, trẻ nghiện game online sẽ được khuyến khích làm công nhân trong các dây chuyền sản xuất. Công việc này không phải tiếp xúc với internet và khiến trẻ bận rộn cả ngày nên sẽ quên dần cảm giác hứng thú khi chơi game online.
Nếu nghiện game online, trẻ sẽ bị giới hạn nghề nghiệp trong tương lai và không thể lựa chọn công việc phù hợp với năng lực. Ngoài ra, việc cách ly hoàn toàn với internet trong suốt một thời gian dài cũng khiến trẻ bị tụt hậu và gặp khó khăn trong việc hòa nhập trở lại. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng mà trẻ mắc chứng nghiện game phải đối mặt.
Khi nghiện các trò chơi trực tuyến, trẻ thường không có nhu cầu giao tiếp hay tương tác với mọi người – kể cả gia đình. Thay vào đó, trẻ cô lập bản thân và chìm đắm vào các game online. Trẻ nghiện game thường che giấu cảm xúc và giải tỏa thông qua các hành vi bạo lực trong trò chơi.
Tình trạng này kéo dài khiến các chức năng xã hội suy giảm và bản thân trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ. Tuy nhiên, trẻ nghiện game online cũng không có nhu cầu kết bạn hay duy trì bất cứ mối quan hệ nào. Do đó, trẻ tỏ ra thờ ơ khi đánh mất các mối quan hệ thân thiết trước đây.
Về lâu dài, việc mất đi các mối quan hệ xã hội khiến trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống. Trẻ sẽ khó hòa nhập với mọi người, luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Cảm giác này thôi thúc trẻ quay lại với game online vì không có bất cứ mối liên hệ nào với những người xung quanh.
Nghiện game không đơn thuần là sở thích mà là bệnh tâm thần. Do đó, bố mẹ cần ý thức được mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này để có biện pháp xử lý kịp thời. Nghiện game online gây ra những hậu quả không thua kém tình trạng nghiện chất kích thích. Khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ có thể giúp con vượt qua tình trạng này bằng những biện pháp sau:
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong những đơn vị trị liệu tâm lý hàng đầu tại Việt Nam với quy trình trị liệu bài bản, khoa học, không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể. Với đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, tận tâm, giàu kinh nghiệm, Trung tâm đã hỗ trợ cho nhiều khách hàng ở tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, người trưởng thành cai nghiện game thành công và sống có mục tiêu, có ước mơ.
Bằng các phương pháp trị liệu tâm lý chuyên sâu, các chuyên gia sẽ giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề nghiện game và điều chỉnh hành vi, xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường sống hiện tại. Đồng thời, các chuyên gia cũng đồng hành cùng gia đình để giúp người thân thấu hiểu vấn đề tâm lý của người nghiện game và hỗ trợ họ một cách hiệu quả nhất.
Hiệu quả của quá trình trị liệu nghiện game online sẽ được Trung tâm cam kết rõ ràng sau quá trình tham vấn cùng với khách hàng và gia đình. Buổi tham vấn tại Trung tâm NHC Việt Nam có tính chất như một buổi thăm khám. Sau buổi này, khách hàng sẽ bước vào liệu trình trị liệu tâm lý được thiết kế dành riêng cho mỗi cá nhân.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình trị liệu tâm lý dành cho người nghiện game, quý vị vui lòng liên hệ qua số Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.
Nghiện game online gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, cuộc sống của trẻ và gia đình. Để giảm thiểu những hậu quả do chứng bệnh này gây ra, gia đình cần chú ý đến con cái và cho trẻ thăm khám, điều trị trong thời gian sớm nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 9 Cách Cai Nghiện Game Cho Trẻ Ngay Tại Nhà Cha Mẹ Nên Thử
- Nghiện Game Online: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Hướng Điều Trị
- Làm thế nào để không nghiện game – Kết nối gia đình thời Covid (phần 2)
- Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/01/2024 15:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024