“Uống gì để bù nước khi bị tiêu chảy?”. Đây là câu hỏi quan trọng, bởi nhiều người bệnh chưa có biện pháp bù nước điện giải hợp lý và chính xác. Một số cách bù nước điện giải khi bị tiêu chảy được khuyến cáo như sau:
2.1. Uống Oresol
Một trong những biện pháp phòng ngừa biến chứng ở người bệnh tiêu chảy bị mất nước là uống Oresol. Phương pháp này áp dụng cho mọi lứa tuổi bất kể loại tiêu chảy. Dung dịch bù nước điện giải theo WHO có thành phần gồm 75mml/L Glucose, 75mEq/L Natri, 20mEq/L Kali, 65mEq/l Clorid và 10mEq/L Citrat, tạo áp lực thẩm thấu với giá trị 245mOsm/L.
Bạn đang xem: Hướng dẫn bù nước bằng đường uống khi bị tiêu chảy
Cần lưu ý pha Oresol với thể tích nước theo đúng hướng dẫn vì nồng độ đậm đặc do pha ít nước có thể làm tình trạng mất nước nặng hơn (mất nước ưu trương). Dung dịch Oresol đã pha quá 24 giờ không được sử dụng mà cần loại bỏ. Với người trưởng thành, uống Oresol theo nhu cầu của cơ thể.
- Đối với trẻ em dưới 24 tháng tuổi: Thể tích Oresol bổ sung khoảng 50 – 100ml sau mỗi lần trẻ nôn hoặc đi ngoài, cho trẻ uống từng lượng thể tích nhỏ liên tục, trường hợp trẻ bị nôn thì nghỉ 1 – 2 phút sau đó cho trẻ uống tiếp;
- Đối với trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên: Thể tích Oresol bổ sung khoảng 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài hoặc nôn, uống từng ngụm nước nhỏ.
2.2. Uống trà gừng
Gừng là một trong những vị thuốc nam tốt cho hệ tiêu hóa, tác dụng làm ấm dạ dày. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm, chữa lành vết loét của dạ dày. Ở người bệnh bị tiêu chảy liên tục, uống trà gừng sẽ giúp bù lượng nước, điện giải và chất lỏng đã mất trong cơ thể.
2.3. Uống trà vỏ cảm
Xem thêm : Ăn mận mùa hè mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nên nhớ kỹ 'đại kỵ' này
Vỏ cam chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, hàm lượng Pectin trong vỏ cam có tác dụng kích thích lợi khuẩn trong đường ruột, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, đi ngoài…
2.4. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một trong những phương pháp bù nước bằng đường uống khi bị tiêu chảy. Hoa cúc có chưa dược tính giúp làm lành tổn thương ở dạ dày, kháng khuẩn, giảm đầy bụng, điều trị viêm ruột, khó tiêu. Ngoài ra, uống trà hoa cúc còn giúp bổ sung lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.
2.5. Uống nước lọc
Người trưởng thành bị tiêu chảy nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày và uống từng ngụm nhỏ. Người bệnh cũng có thể dùng nước khoáng thay vì nước lọc.
2.6. Uống nước gạo rang hoặc nước cháo
Những loại nước có chứa tinh bột như nước cháo, nước gạo rang giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể, cung cấp năng lượng mà không làm dạ dày co bóp và hoạt động nhiều. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không thêm quá nhiều muối hoặc đường vì có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
2.7. Uống nước dừa
Xem thêm : Ý nghĩa của màu xanh lá trong thiết kế
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải quan trọng của cơ thể, vì vậy bổ sung nước dừa ở người bệnh bị tiêu chảy là một trong những biện pháp giúp bù nước và điện giải hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý nước dừa dùng uống không pha thêm đường mà chỉ uống nguyên.
2.8. Uống nước cam mật ong
Cam có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C, vitamin B9…. Hàm lượng cao vitamin C trong quả cam có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm hiệu quả. Vì vậy uống kèm nước cam và mật ong đem lại tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy hiệu quả.
2.9. Uống trà lá ổi
Theo các nghiên cứu khoa học, trà lá ổi có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch dạ dày, kháng khuẩn, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng.
Dùng một nắm lá ổi hoặc búp ổi non, sắc nhỏ lửa với khoảng 2 bát nước (thời gian sắc khoảng 15 phút), để nguội và uống. Người bệnh có thể uống trà lá ổi nhiều lần trong ngày cho tới khi giảm triệu chứng tiêu chảy.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp