Categories: Tổng hợp

Ngân hàng xử lý thế nào với tài khoản không hoạt động nhiều năm?

Published by

Có những khách hàng “tá hỏa” khi rà lại thẻ tín dụng ngân hàng, phát hiện số nợ đã lên tới tiền triệu, dù nhiều năm không dùng. Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tin tức, mỗi ngân hàng đang có chính sách khác nhau với tài khoản để lâu không hoạt động.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức ngày 20/3, lãnh đạo Agribank khẳng định: Agribank không thu phí trong thời gian tạm khoá thẻ. Tài khoản không đủ số dư tối thiểu và không hoạt động trong 12 tháng sẽ được Agribank đưa vào chế độ tài khoản ngủ, không hạch toán thu phí. Nếu 36 tháng tiếp theo, tài khoản vẫn không hoạt động, ngân hàng sẽ đóng tài khoản. Vì theo chế độ mặc định, định kỳ hệ thống phải tự động quét dữ liệu, hạch toán lãi, phí phát sinh trong kỳ, sẽ làm tốn tài nguyên của hệ thống công nghệ (giống như sim rác phải thu hồi).

“Nếu khách hàng có nhu cầu dùng lại tài khoản trong 48 tháng, có thể đề nghị ngân hàng khôi phục lại tài khoản và nộp thêm tiền để đủ số dư tối thiểu. Nếu sau 48 tháng, khách hàng có thể mở lại tài khoản mới”, đại diện Agribank thông tin.

Hiện Agribank quy định số dư tối thiểu cần duy trì trong tài khoản thanh toán tại mọi thời điểm (kể từ khi mở tài khoản thanh toán): Đối với khách hàng cá nhân, số dư tối thiểu là 50.000 đồng; số dư tối thiểu bằng ngoại tệ là 10 USD hoặc 10 EUR… Đối với khách hàng tổ chức: Số dư tối thiểu là 1 triệu đồng; số dư tối thiểu bằng ngoại tệ là 100 USD hoặc 100 EUR…

Đối với tài khoản thanh toán có số dư thấp hơn số dư tối thiểu theo quy định và không phát sinh giao dịch trong 12 tháng, Agribank sẽ tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng. Việc tạm khóa tài khoản thanh toán ở trạng thái tài khoản không hoạt động được ghi rõ trong hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán ký giữa Agribank và khách hàng. Đối với tài khoản thanh toán tạm khóa ở trạng thái tài khoản không hoạt động vượt quá 36 tháng, Agribank sẽ đóng tài khoản của khách hàng.

Một số ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank, MB, MSB, HDBank, Techcombank… đều có chính sách tạm khóa hoặc đóng tài khoản, nếu chủ tài khoản không giao dịch và duy trì số dư từ 6 tháng đến 3 năm. Tại ACB, ngân hàng này cũng tự đóng tài khoản thẻ khi khách không sử dụng và không thu bất cứ chi phí nào. Khách muốn hủy thẻ sẽ phải đóng thêm 20.000 đồng. Hay trong vòng 6 tháng, tài khoản thẻ của khách hàng sử dụng dịch vụ Sacombank ở trạng thái 0 đồng và không giao dịch sẽ đều bị ngân hàng ngưng hạch toán và không thu thêm phí.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, việc ngân hàng tạm khóa hay đóng tài khoản thanh toán cá nhân không hoạt động vừa giúp ngân hàng không phát sinh chi phí quản lý; đồng thời giúp chủ tài khoản tránh được những khoản phí phát sinh trong trường hợp không dùng đến hoặc bỏ quên.

Đề cập việc vì sao không khóa tài khoản của khách hàng không sử dụng thời gian dài (trên 12 tháng) để tránh phát sinh phí? lãnh đạo một ngân hàng cho biết: Dù tài khoản thanh toán của khách hàng không hoạt động nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của họ. Hàng tháng, ngân hàng vẫn phải chạy số liệu, tốn tài nguyên để quản lý lượng tài khoản này.

Khi nào “đóng băng” tài khoản, ngân hàng mới tạm thời đưa ra khỏi số liệu thống kê, quản lý. Trường hợp đóng vĩnh viễn rất khó vì không ít trường hợp, dù tài khoản 0 đồng nhưng sau một thời gian dài, khách hàng lại sử dụng tiếp, có phát sinh giao dịch. Thậm chí, có khách hàng còn khiếu nại vì sao ngân hàng lại đóng tài khoản của họ.

Chuyên gia khai vấn tài chính, ông Đức Nguyễn thông tin: “Tôi từng mất thêm gần 4 triệu đồng chỉ vì thiếu nợ thẻ tín dụng hơn mười nghìn đồng. Trớ trêu thay, lúc đó tôi đang làm quản lý đội ngũ tư vấn khách hàng cá nhân ở một ngân hàng, chứ không phải là ‘kẻ tay mơ”.

Theo chuyên gia Đức Nguyễn, tính năng cốt lõi nhất của thẻ tín dụng là chi tiêu trước trả sau. Tức là khách hàng được cấp trước một hạn mức chi tiêu và chu kỳ miễn lãi. Cụ thể: Thời gian miễn lãi 55 ngày bắt đầu từ ngày chốt sao kê của tháng này đến ngày chốt sao kê của tháng sau, cộng thêm 25 ngày ân hạn. Điều này cũng tương tự với thẻ có thời hạn 45 ngày, thời gian ân hạn 15 ngày. Phía ngân hàng thường sẽ ấn định ngày chốt sao kê khi họ phát hành thẻ nhưng khách hàng có thể thay đổi sao cho thuận lợi nhất với mình. Hãy chọn ngày chốt sao kê sao cho ngày cuối ân hạn rơi vào sau thời điểm bạn nhận lương hàng tháng để tránh bị trễ hạn thanh toán vì thiếu tiền.

Trễ hạn thanh toán dẫn đến phát sinh phí phạt và lãi phạt, vì vậy theo ông Đức Nguyễn, thẻ tín dụng nên được mở cùng một tài khoản thanh toán và được cài đặt chế độ trích nợ tự động. Người dùng thẻ nên chọn nhận sao kê hàng tháng qua email và thông báo biến động số dư qua điện thoại, App. Thẻ tín dụng có chế độ thanh toán tối thiểu 4 – 5% trên số tiền bạn đã chi tiêu nhưng đừng chọn chế độ này, vì sẽ bị phát sinh lãi suất rất cao và mất luôn chức năng miễn lãi.

This post was last modified on 24/04/2024 14:56

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago