Trong chương trình địa lý lớp 9 bài số 9, chúng ta được học về Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản.
- Vận tốc trong dao động điều hòa ? Gia tốc trong dao động điều hòa ?
- Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thông Ra Làm Gì? Top Nghề Nghiệp Phổ Biến Nhất
- 4 cách kiểm tra Căn cước công dân làm xong chưa
- Giải Đáp: Đi Bộ 1000 Bước Giảm Bao Nhiêu Calo?
- ‘Tháng chạp không chuyển nhà, tháng giêng không cắt tóc’, lời các cụ xưa dạy có ý nghĩa gì?
Trong nội dung bài học, có một câu hỏi được đặt ra là: Nước ta có mấy ngư trường? Để giúp Quý độc giả giải đáp được thắc mắc này, chúng tôi thực hiện bài viết. Mời Quý vị theo dõi.
Bạn đang xem: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm?
Câu hỏi:
Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án D. Nước ta có 4 ngư trường lớn trọng điểm.
Giải thích lý do chọn đáp án D:
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế – xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta. Các mặt hàng thủy sản ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, đó là ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Xem thêm : Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?
Dọc bờ biển nước ta có những bãi biển, đầm phá, các dải rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn (nuôi trên biển). Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ,… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản gặp không ít khó khăn. Nghề thủy sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo. Vì vậy, quy mô ngành thủy sản còn nhỏ. Ở nhiều vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm khá mạnh.
Do thị trường mở rộng mà hoạt động của ngành thủy sản trở nên sôi động. Gần một nửa số tỉnh của nước ta giáp biển, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh.
Sản lượng khai thác hải sản tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.
Nuôi trồng thủy sản gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp