Tài sản cố định hữu hình là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài sản của doanh nghiệp. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ tài sản cố định hữu hình là gì? Điều kiện ghi nhận và phương pháp hạch toán tài sản cố định, cũng như các quy định liên quan đến tài sản cố định hữu hình.
Căn cứ theo khoản 1 điều 2, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Bạn đang xem: Tài sản cố định hữu hình là gì? Tổng hợp các quy định về tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
Hiểu đơn giản, tài sản cố định hữu hình chính là tài sản được tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được và có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.
>> Đọc thêm: Tài sản cố định là gì? Điều kiện ghi nhận và cách phân loại TSCĐ
Căn cứ theo khoản 1 điều 3 thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định nêu rõ tiêu chuẩn nhận biết và ghi nhận tài sản cố định hữu hình như sau:
Căn cứ vào khoản 2 điều 35 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 211 – tài sản cố định hữu hình như sau:
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa;
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp;
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,…
+ Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
+ Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2:
Căn cứ theo khoản 3 điều 35 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình như sau:
a) Trường hợp nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (theo giá thỏa thuận)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
b) Trường hợp TSCĐ được mua sắm:
– Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112,…
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (chi tiết TSCĐ được mua, chi tiết thiết bị phụ tùng, thay thế đủ tiêu chuẩn của TSCĐ)
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112,…
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT.
– Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp dùng vào SXKD, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và giảm nguồn vốn XDCB, khi quyết toán được duyệt, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
>> Đọc thêm: Hạch toán tài sản cố định – tài khoản 211 đơn giản, chính xác
c) Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
– Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Xem thêm : Thói quen uống chanh mật ong trước khi ăn sáng có tốt không?
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]
Có các TK 111, 112, 331.
– Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
>>> Tham khảo thêm phần mềm quản lý tài sản cho doanh nghiệp: TẠI ĐÂY
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm, do:
3.2.2.1 Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:
a) Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.
– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.
b) Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:
– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
– Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:
– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
– Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).
– Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có các TK 111, 112,…
3.2.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ
Xem thêm hướng dẫn hạch toán thanh lý TSCĐ theo từng trường hợp Tại đây
Xem thêm : Câu 4: Vì sao tiền là hàng hóa đặc biệt
3.2.2.3. Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình
Xem chi tiết hạch toán Tại Đây
>> Xem thêm các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình TẠI ĐÂY
Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp tự động lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm; Lập chứng từ điều chuyển TSCĐ từ đơn vị này đến đơn vị khác.
Theo thời gian, tài sản cố định hữu hình sẽ bị hao mòn, do đó để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán, kế toán doanh nghiệp cần theo dõi khoản hao mòn tài sản này.
Việc theo dõi các khoản hao mòn này nhằm phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.
Dựa vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, BĐSĐT nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Tài khoản 214 – Hạch toán hao mòn tài sản cố định chính xác nhất
a. Tài sản cố định từ mua sắm (mua mới + mua cũ)
Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình = Giá mua + Thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các chi phí liên quan
Trong đó:
b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi
Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác = Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) + các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất
Căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng.
Lưu ý: Trường hợp tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng
Căn cứ theo điểm d khoản 1 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu = Giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành + lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
đ. Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp
e. Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến
Căn cứ theo điểm e khoản 1 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến được xác định theo hai cách như sau:
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển.
+ Giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan.
g. Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp
Căn cứ theo điểm g khoản 1 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành có quy định:
Đối với Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp thì nguyên giá tài sản được xác định theo một trong ba cách sau:
Ví dụ: Ngày 10/06/2021, công ty mua một tài sản cố định là chiếc xe ôtô Hyundai Accent của công ty ôtô ANCA với giá mua bao gồm VAT là 585.000.000đ (trong đó VAT là 36.802.000đ). Lệ phí trước bạ là 58.500.000đ, phí kiểm định xe ô tô là 240.000, phí cấp mới là 20.000.000đ. Nguyên giá của chiếc xe ôtô Hyundai Accent là bao nhiêu?
Nguyên giá chiếc xe ôtô Honda CR-V = Giá mua chưa bao gồm VAT + Lệ phí trước bạ + Phí kiểm định + Phí cấp mới.
Nguyên giá = 585.000.000 – 36.802.000 + 58.500.000 + 240.000 + 20.000.000
= 626.938.000
Các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý tài sản cố định, cụ thể như sau:
>> Xem thêm: Quản lý tài sản cố định trên phần mềm kế toán MISA AMIS
Tham khảo ngay phần mềm kế toán MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 05:22
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024