Khi đứng trước biển và quan sát hoặc nhìn trong các bức ảnh về biển, nước biển có màu xanh. Vậy bạn có biết tại sao nước biển có màu xanh hay không? Nước biển có thật sự có màu xanh không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Primer. Hãy cùng theo dõi với chúng tôi ngay bạn nhé.
Nếu chỉ nhìn một cách đơn thuần, chúng ta sẽ thấy nước biển có màu xanh nhưng thực tế thì nước biển không có màu. Màu xanh này chỉ là phản chiếu màu xanh của bầu trời. Trong ánh sáng mặt trời có 7 màu, đó là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Còn trong nước biển tồn tại rất nhiều phần tử lơ lửng có kích thước nhỏ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển, những ánh sáng có bước sóng dài như ánh sáng đỏ, cam không thể xuyên qua phần tử này và chúng sẽ tiến thẳng về phía trước.
Bạn đang xem: Tại vì sao nước biển có màu xanh, có vị mặn và sóng màu trắng
Trong quá trình tiến về phía trước, chúng không ngừng bị phân tử nước biển hấp thu. Còn những ánh sáng có bước sóng ngắn như ánh sáng lam, tím chỉ bị hấp thụ một phần nhỏ. Chúng đa phần bị tán xạ ra xung quanh hoặc ngay lập tức bị phản xạ trở lại. Màu chúng ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng tán xạ hoặc bị phản xạ ra. Càng ở độ sâu lớn, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ càng nhiều. Điều này đã khiến nước biển có màu xanh ngọc bích.
Mặc dù cũng là nước phản chiếu lại ánh sáng mặt trời nhưng không giống như nước biển, nước sông suối, ao hồ không có màu xanh. Bởi lẽ, sông suối, ao hồ là những khu vực có không gian diện tích hạn hẹp. Điều này đã khiến cho các tia sáng bị hấp thụ chậm hơn và không thể tạo nên màu xanh rõ rệt như ở biển.
Vậy nên, nước sông, ao, hồ thường chỉ có màu trắng đục hoặc nâu nhạt do những ảnh hưởng của bùn đất dưới đáy hoặc những dòng chảy nhỏ.
>> Xem thêm: Rác hữu cơ là gì? Phân biệt rác hữu cơ và rác vô cơ
Xem thêm : Số 45 có ý nghĩa gì? Liệu đây có phải con số may mắn? Luận giải ý nghĩa số 45
Để lý giải cho vấn đề tại sao sóng biển có màu trắng, chúng ta sẽ cùng phân tích ví dụ về chiếc cốc thủy tinh. Đó là khi một chiếc cốc thủy tinh trong suốt không màu bị vỡ, các miếng thủy tinh sau khi cốc bị vỡ vẫn trong suốt nhưng nếu quét chúng lại với nhau, chúng sẽ tạo thành một đống trắng xóa. Thủy tinh vỡ càng vụn thì đống được vun lại càng trắng. Nếu bị vỡ thành các hạt thủy tinh giống như bột, chúng sẽ giống như một đống tuyết.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời và phản xạ lại nó. Khi ánh sáng xuyên qua đống thủy tinh, ngoài hiện tượng phản xạ thì hiện tượng khúc xạ cũng xảy ra. Các tia sáng sau khi trải qua nhiều lần triết quang sẽ bị khúc xạ hoặc tán xạ ra theo nhiều hướng khác nhau. Khi những tia sáng này tiếp xúc với mắt, chúng ta sẽ có cảm giác đó là một màu trắng xóa.
Cũng tương tự như việc thủy tinh vỡ, sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn. Chúng cũng làm cho các tia sáng mờ ảo đi và tạo ra màu trắng khi nhìn. Điều này đã lý giải cho việc tại sao nước biển có màu xanh còn sóng biển lại có màu trắng.
>> Xem thêm: CFC là gì? Ứng dụng và tác hại của khí CFC là gì?
Nhiều người cho rằng nước biển có vị mặn là do nó hòa tan rất nhiều muối. Tuy nhiên, đáp án này không thực sự thuyết phục vì muối ở đâu mà có. Tại sao chỉ nước biển có muối còn nước sông, nước hồ lại không có.
Đối với vấn đề này, các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, có hai giả thuyết đã được chấp nhận, đó là:
Xem thêm : Cách xem số điện thoại qua nick Facebook trên máy tính, điện thoại
Giả thuyết 1:
Theo như giả thuyết này thì ban đầu, nước biển cũng có vị như nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong các lớp đất xói mòn và nham thạch sẽ theo mưa chảy ra các dòng sông. Nước sông sẽ đổ ra biển rồi bốc hơi, ngưng tụ và lại rơi xuống thành những cơn mưa. Nước mưa lại đổ về các dòng sông rồi lại chảy ra biển.
Theo thời gian, muối sẽ lắng đọng dần xuống biển, khiến biển càng ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối có trong nước biển, các nhà khoa học có thể tính được tuổi của nó.
Giả thuyết 2:
Giả thuyết này cho rằng, ngay từ nước biển đã có vị mặn như vậy. Bởi lẽ, các nhà khoa học nhận thấy rằng, hàm lượng muối có trong nước biển không tăng lên đều đặn theo độ tuổi của Trái Đất.
Khi nghiên cứu các lớp đất đá trong những hang động bị nước biển tràn vào, các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, không cố định. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được vấn đề này.
Hy vọng rằng những thông tin mà Primer vừa đưa ra ở trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Tại sao nước biển có màu xanh”. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đọc với bài viết này và đừng quên ghé thăm website Primer để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé. Và nếu bạn nào đang quan tâm đến các sản phẩm máy lọc nước gia đình, máy lọc nước công nghiệp, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 1900 98 98 35 để các bạn chuyên viên của Primer có thể hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 18:51
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…
Tổ tiên báo hiệu: Đúng 10 ngày nữa con 3 tuổi sẽ rơi vào hố…
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?